Lỗi điều khiển xe ô tô mở cửa xe không đảm bảo an toàn gây tai nạn
Tôi điều khiển xe ô tô khi dừng xe có mở cửa xe nhưng không chú ý quan sát phía sau nên có xe máy đã đâm vào cửa xe của tôi. Phía CSGT có lập biên bản và xác định tôi vi phạm lỗi mở cửa xe không đảm bảo an toàn gây tai nạn cho người đi xe máy và bảo hiểm xe hết hạn. Cho tôi hỏi 2 lỗi này thì tôi bị xử phạt thế nào? Trường hợp tôi không đi nộp phạt được thì tôi có thể ủy quyền cho người khác đi nộp phạt thay tôi được không?
- Điều khiển xe ô tô đi quá tốc độ và không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự
- Mức phạt ô tô với lỗi để cửa xe mở không bảo đảm an toàn
Luật sư tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức xử phạt lỗi điều khiển xe ô tô mở cửa xe không đảm bảo an toàn gây tai nạn
Căn cứ Khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
” 3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;”
Theo quy định của luật, người lái xe không được mở cửa xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.
Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;“
Như vậy theo quy định trên đối chiếu với trường hợp của bạn; Bạn điều khiển xe ô tô và bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt với lỗi khi dừng xe mở cửa xe không bảo đảm an toàn gây tai nạn giao thông thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đồng thời bị tước Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Thứ hai, về lỗi sử dụng bảo hiểm xe hết hạn
Căn cứ điểm b Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;”
Như vậy, bạn sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng với lỗi không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hết hiệu lực.
Thứ ba, về vấn năm 2020 có được ủy quyền nộp phạt vi phạm nữa không
Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 về đại diện theo ủy quyền:
“1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân”.
Theo đó; cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Theo đó, việc ủy quyền nộp phạt vi phạm về an toàn giao thông là một giao dịch dân sự bình thường; vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục nộp phạt vi phạm an toàn giao thông.
Khi thực hiện thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông trong trường hợp ủy quyền, người được bạn ủy quyền cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
+ Giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn cư trú hoặc phải được công chứng theo quy định của pháp luật;
+ Biên bản xử phạt vi phạm giao thông;
+ Bản sao chứng thực Giấy CMND của bạn
+ Bản chính CMND của người khác
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật giao thông đường bộ trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Xử phạt lỗi điều khiển xe ô tô không có đăng ký xe và bảo hiểm xe