19006172

Mắc bệnh tim mạch có thể lái xe không?

Mắc bệnh tim mạch có thể lái xe không?

Mắc bệnh tim mạch có thể lái xe không? Tôi bị bệnh suy tim cấp độ 3. Theo tôi được biết thì hiện nay có tiêu chuẩn sức khỏe đối với người lái xe. Vậy, luật sư cho tôi hỏi suy tim cấp độ 3 được phép lái các loại xe nào? Trường hợp tôi muốn thi Giấy phép lái xe hạng A1 thì có được không? Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm những giấy tờ gì? Lệ phí bao nhiêu?


Mắc bệnh tim mạch có thể lái xe khôngCảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, quy định về điều kiện sức khỏe tim mạch của người học bằng lái xe

Về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe được quy định cụ thể tại Phụ lục 1 Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT, trong đó bao gồm cả tiêu chuẩn về tim mạch. Theo đó, vấn đề này được quy định cụ thể như sau:

+) Đối với người lái xe hạng A1: Pháp luật hiện nay không cấm người bị bệnh tim mạch không được điều khiển xe hạng A1. Do đó, trường hợp này, dù bị suy tim cấp độ 3 thì bạn vẫn có thể lái xe loại này.

+) Đối với người lái xe hạng B1

Hiện nay có hai trường hợp bị bệnh tim mạch không được lái xe hạng B1 bao gồm: 

– Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định).

– Suy tim độ III trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York – NYHA).

Vậy nên, trường hợp bạn bị suy tim cấp độ 3 là một trong các trường hợp không được phép lái xe hạng B1.

+) Đối với người lái xe hạng A2,  A3,  A4,  B2,  C,  D,  E,  FB2,  FC,  FD,  FE: thì tiêu chuẩn về tim mạch sẽ khắt khe hơn hai hạng trên. Cụ thể:

– Bệnh tăng HA khi có điều trị mà HA tối đa ³ 180 mmHg và/hoặc HA tối thiểu ³ 100 mmHg.

– HA thấp (HA tối đa < 90 mmHg) kèm theo tiền sử có các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ngất xỉu.

– Các bệnh viêm tắc mạch (động – tĩnh mạch), dị dạng mạch máu biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng đến khả năng thao tác vận hành lái xe ô tô.

– Các rối loạn nhịp: nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, cuồng nhĩ, rung nhĩ, nhịp nhanh nhĩ và nhịp nhanh xoang > 120 chu kỳ/phút, đã điều trị nhưng chưa ổn định.

– Ngoại tâm thu thất ở người có bệnh tim thực tổn và/hoặc từ độ III trở lên theo phân loại của Lown.

– Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định).

– Cơn đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành.

– Ghép tim.

– Sau can thiệp tái thông mạch vành.

– Suy tim độ II trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York – NYHA).

Theo đó thì suy tim cấp độ II trở lên là một trong các trường hợp không được lái các loại xe hạng A2,  A3,  A4,  B2,  C,  D,  E,  FB2,  FC,  FD,  FE. Vậy nên, với trường hợp bị suy tim cấp độ III thì bạn không đủ điều kiện để lái các loại xe trong nhóm này.

Để tìm rõ hơn quy định về sức khỏe của người điều khiển lái xe hạng A1 bạn có thể tham khảo bài viết: Điều kiện sức khỏe để thi Giấy phép lái xe hạng A1

Thứ hai, quy định về hồ sơ thi giấy phép lái xe hạng A1

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2017 TT BGTVT quy định về hồ sơ thi giấy phép lái xe hạng A1:

“Điều 9. Hồ sơ của người học lái xe

1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.”

Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ thi giấy phép lái xe hạng A1 bao gồm:

– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp Giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7.

– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

– Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài.

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

Mắc bệnh tim mạch có thể lái xe không

Tổng đài tư vấn về pháp luật Giao thông đường bộ: 19006172

Thứ tư, về chi phí sát hạch và cấp giấy phép lái xe

–>Quy định pháp luật về chi phí thi sát hạch và cấp lại giấy phép lái xe

Căn cứ Biểu mức thu phí sát hạch, lệ phí cấp giấy phép lái xe, lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng (kèm theo Thông tư s 188/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) quy định: 

Số TT

Tên phí, lệ phí

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

1

Lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng (phương tiện thi công)

a

Cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy đăng ký kèm theo biển số

Ln/phương tin

200.000

b

Cấp lại hoặc đi giy đăng ký không kèm theo biển số

Ln/phương tin

50.000

c

Cấp giấy đăng ký kèm theo biển số tạm thời

Ln/phương tin

70.000

d

Đóng lại số khung, số máy

Ln/phương tin

50.000

2

Lệ phí cấp giấy phép lái xe

 

Cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế)

Lần

135.000

3

Phí sát hch lái xe

 

 

a

Đi với thi sát hạch lái xe mô tô (hạng xe A1, A2, A3, A4):

 

– Sát hạch lý thuyết– Sát hạch thực hành

Ln

Lần

40.000

50.000

Như vậy, theo quy định này thì phí sát hạch lái xe hạng A 1 bao gồm phí sát hạch lý thuyết là 40.000 đồng/lần và phí sát hạch thực hành là 50.000 đồng/lần.

Mọi thắc mắc liên quan đến hồ sơ thi giấy phép lái xe hạng A1, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

–>Thi Giấy phép lái xe có yêu cầu về chiều cao tối thiểu không?

 

 

luatannam