Mất 2 đốt ngón tay có thể thi bằng lái xe hạng B2 được không?
Xin chào luật sư. Tôi cần được tư vấn về điều kiện thi bằng lái xe hạng B2 đối với người mất 2 đối ngón tay: Trước tôi có bị tai nạn bị cụt mất 2 đốt ngón tay ở ngón tay giữa ở bàn tay bên trái. Nay tôi có nhu cầu muốn đi thi bằng lái xe hạng B2 thì có đủ các điều kiện để đi thi được không? Trường hợp tôi đủ điều kiện để thi bằng lái xe thì cần chuẩn bị các giấy tờ gì để thi? Phí sát hạch là bao nhiêu?
Vấn đề người bị mất 2 đốt ngón tay có được thi bằng lái xe hạng B2 hay không, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về điều kiện thi Giấy phép lái xe hạng B2
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 59 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
“Điều 59. Giấy phép lái xe
4. Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:
c) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;”
Căn cứ tại Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.”
Như vậy, trường hợp bạn muốn đi thi bằng lái xe hạng B2 thì cần đủ 18 tuổi và đảm bảo yêu cầu vấn đề sức khỏe.
-->Quy định về độ tuổi, điều kiện sức khỏe khi thi bằng lái xe
Thứ hai, quy định về điều kiện sức khỏe cơ – xương – khớp của người lái xe
Bộ giao thông vận tải và Bộ y tế có ban hành Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 10/10/2015.
Căn cứ theo theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định:
Đối với người lái xe hạng B2 về điều kiện cơ- xương-khớp:
Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau thì không đủ điều kiện lái xe hạng B2:
– Cứng/dính một khớp lớn;
– Khớp giả ở một vị trí các xương lớn;
– Gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/ dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động;
– Chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ;
– Cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên; hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên;
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn bị cụt mất 2 đốt ngón tay trên 1 bàn tay mà các chi còn lại bình thường cũng như không thuộc các trường hợp nêu trên thì bạn vẫn đủ điều kiện sức khỏe để được thi bằng lái xe hạng B2.
-->Cụt hai đốt ngón tay có thể lái xe không?
Thứ ba, hồ sơ học bằng lái xe hạng B2
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2017 TT BGTVT quy định về hồ sơ thi giấy phép lái xe hạng B2:
“Điều 9. Hồ sơ của người học lái xe
1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.”
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ thi giấy phép lái xe hạng B2 bao gồm:
– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp Giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7.
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
– Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài.
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ tư, về chi phí sát hạch và cấp giấy phép lái xe
Căn cứ Biểu mức thu phí sát hạch, lệ phí cấp giấy phép lái xe, lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng (kèm theo Thông tư số 188/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) quy định:
2 |
Lệ phí cấp giấy phép lái xe | ||
|
Cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) |
Lần |
135.000 |
3 |
Phí sát hạch lái xe |
|
|
a |
Đối với thi sát hạch lái xe mô tô (hạng xe A1, A2, A3, A4): | ||
|
– Sát hạch lý thuyết
– Sát hạch thực hành |
Lần Lần |
40.000 50.000 |
b |
Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F): | ||
|
– Sát hạch lý thuyết
– Sát hạch thực hành trong hình – Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng |
Lần Lần Lần |
90.000 300.000 60.000 |
Như vậy, theo quy định này thì phí sát hạch lái xe hạng B2 bao gồm phí sát hạch lý thuyết là 90.000 đồng/lần và phí sát hạch thực hành trong hình là 300.000 đồng/lần và phí sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng là 60.000 đồng.
Mọi thắc mắc liên quan đến hồ sơ thi giấy phép lái xe hạng A1, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
–>Thi Giấy phép lái xe có yêu cầu về chiều cao tối thiểu không?
- Trường hợp đi xe máy vào đường cấm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- 4 trường hợp không được bảo lãnh xe bị tạm giữ do vi phạm giao thông
- Xe ô tô khách 16 chỗ ngồi được chở tối đa bao nhiêu người
- Công an xã có quyền xử phạt người tham gia giao thông trên đường tỉnh lộ không?
- Xử phạt xe ô tô đi ngược vào đường một chiều và không mang bằng lái xe