Mức phạt đỗ xe ô tô tại nơi cấm dừng, đỗ và không mang đăng ký xe
Chào tổng đài tư vấn, tôi muốn hỏi về vấn đề mức phạt đỗ xe ô tô tại nơi cấm dừng, đỗ và không mang đăng ký xe. Tôi đi xe ô tô bị phạt lỗi đỗ xe ở nơi có biển cấm dừng, cấm đỗ; và không mang theo đăng ký xe. Cho tôi hỏi mức phạt cụ thể của tôi là bao nhiêu? CSGT có quyền tạm giữ Giấy phép lái xe của tôi không? Làm thế nào để lấy lại được giấy phép lái xe? Mong tổng đài tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về mức phạt đỗ xe ô tô tại nơi cấm dừng, đỗ và không mang đăng ký xe , chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất về Mức phạt đỗ xe ô tô tại nơi cấm dừng, đỗ và không mang đăng ký xe
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 3 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đỗ xe ô tô tại nơi cấm dừng, đỗ và không mang đăng ký xe như sau:
“3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này;”
Như vậy theo quy định trên thì xe ô tô đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “cấm dừng xe và đỗ xe” thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Theo thông tin bạn cung cấp; bạn đi xe ô tô bị phạt lỗi đỗ xe ở nơi có biển cấm dừng; cấm đỗ thì mức phạt theo quy định trên sẽ là 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
-->Quy định của pháp luật về dừng xe và đỗ xe
Thứ hai, về mức phạt khi không mang đăng ký xe:
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới thì:
“3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Người điều khiển xe ô tô; máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe”
Như vậy theo quy định trên thì; người điều khiển xe ô tô mà không mang theo giấy đăng ký xe thì bị phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Theo thông tin bạn cung cấp thì; bạn đi xe ô tô và không mang theo giấy đăng ký xe. Do đó; theo quy định thì mức phạt trong trường hợp này từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Thứ ba, về vấn đề tạm giữ Giấy phép lái xe:
Căn cứ theo khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.
Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này”.
Như vậy, với hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức thì người có thẩm quyền có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ giấy phép lái xe.
-->Mức phạt đối hành vi dừng xe ô tô ở nơi có biển cấm dừng xe và đỗ xe
Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ tư, về việc nộp tiền phạt để lấy lại giấy xe phép lái xe:
Khoản 2, Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có quy định:
“Điều 10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả”.
Như vậy, cá nhân bị tạm giữ giấy phép lái xe sẽ phải nộp tiền phạt vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn mà pháp luật quy định.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước thì người tạm giữ Giấy phép lái xe để đảm bảo cho việc xử phạt phải gửi trả lại cho cá nhân các giấy tờ tạm giữ.
Mọi thắc mắc liên quan đến Mức phạt đỗ xe ô tô tại nơi cấm dừng, đỗ và không mang đăng ký xe, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn; giải đáp.
-->Cảnh sát giao thông xử phạt sai thì phải làm thế nào?