Mức xử phạt hành vi lái xe ô tô không chính chủ
Mức xử phạt hành vi lái xe ô tô không chính chủ? Tôi có mua một chiếc xe ô tô có biển số Đồng Nai. Sau khi mua xong tôi làm thủ tục mua bán, sang tên xe và lấy biển số thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tôi không có hộ khẩu ở thành phố Hồ Chí Minh nên tôi đã nhờ người quen đứng tên xe để được đi biển số thành phố (vì mục đích công việc). Nếu công an giao thông hỏi về vấn đề lái xe ô tô không chính chủ thì tôi phải làm thế nào?
Trường hợp tôi điều khiển xe mà không có giấy phép lái xe ô tô thì bị xử phạt thế nào? Có bị tạm giữ phương tiện không? Có phải người đứng tên xe của tôi cũng bị phạt không?
Về vấn đề: Mức xử phạt hành vi lái xe ô tô không chính chủ, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về việc xử phạt hành vi lái xe ô tô không chính chủ
Căn cứ Điểm l Khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về Mức xử phạt hành vi lái xe ô tô không chính chủ:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, cá nhân không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức..
Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên; qua công tác đăng ký xe.
Từ quy định trên, nếu ô tô bạn mua không làm thủ tục đăng ký sang tên, bạn sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi này thông qua việc đăng ký xe, qua điều tra, xử lý tai nạn và điều tra những xe liên quan đến các vụ án và khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Do đó, để tránh các rủi ro không đáng có, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn nên làm thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô theo quy định pháp luật.
-->Có bị phạt với lỗi xe không chính chủ khi mượn xe tham gia giao thông?
Thứ hai, xử phạt lỗi không có giấy phép lái xe
Căn cứ điểm b khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
Bên cạnh đó, điểm i khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;″
Như vậy, với trường hợp điều khiển ô tô không có giấy phép lái xe bạn sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra bạn còn bị tạm giữ phương tiện 07 ngày.
-->Xử phạt lỗi điều khiển xe của người khác không có giấy phép lái xe
Dịch vụ tư vấn online về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ ba, quy định về xử phạt chủ phương tiện khi cho người không có giấy phép lái xe điều khiển xe
Căn cứ Điểm h khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, người đứng tên xe của bạn giao xe cho bạn điều khiển khi bạn không có Giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề: hành vi lái xe ô tô không chính chủ
Mọi vấn đề liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính khi lái xe ô tô không chính chủ; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Mượn xe người khác có bị phạt lỗi không chính chủ không?
- Mức phạt đối người điều khiển ô tô không đi bên phải theo chiều đi của xe
- Mức phạt đối với hành vi xe ô tô chở quá số người theo quy định
- Xe khách chở quá số người quy định bị phạt như thế nào?
- Không có hợp đồng mua bán có được sang tên xe?
- Xử phạt lỗi lùi xe trong hầm đường bộ và đăng kiểm xe hết hạn 20 ngày