Mức xử phạt lỗi xe máy đi vào đường cao tốc gây tai nạn năm 2023
Tôi điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc gây tai nạn cho hai xe ô tô đi cùng chiều. Khi xảy ra tai nạn thì tôi bỏ đi khỏi hiện trường. Tôi có thông báo lên xử lý vi phạm của bên công an. Cho tôi hỏi trường hợp này tôi bị xử phạt thế nào? Thời gian tước giấy phép lái xe của tôi là bao nhiêu tháng
- Đi xe máy vào đường cao tốc đến Nội Bài có bị xử phạt không?
- Lỗi điều khiển xe máy đi lên đường cao tốc và không đội mũ bảo hiểm
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, mức xử phạt lỗi xe máy đi vào đường cao tốc gây tai nạn năm 2023
Căn cứ theo Điểm b khoản 7 và Điểm c Khoản 11 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện.”
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp bạn điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc gây tai nạn giao thông thì sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đồng thời bị tước Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.
Thứ hai, về mức phạt khi điều khiển xe máy gây tai nạn bỏ trốn không đến trình báo
Căn cứ theo Điểm b khoản 8 và Điểm đ Khoản 10 Điều 6 NĐ 100/2019/NĐ-CP có quy định:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;”
Như vậy, trong trường hợp của bạn bạn điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông nhưng bạn bỏ trốn không đến trình báo thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 đến 05 tháng.
Thứ ba, cách tính tổng thời gian tước GPLX khi vi phạm cùng lúc nhiều lỗi
Căn cứ theo Nghị định 81/2013/NĐ – CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:
“Điều 7. Áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề của hành vi vi phạm hành chính có thời hạn tước dài nhất.”
Như vậy,theo quy định này thời gian tước bằng lái xe với mỗi lỗi vi phạm của bạn như sau:
+ Đối với lỗi điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc gây tai nạn giao thông sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
+ Đối với lỗi gây tai nạn giao thông nhưng bỏ trốn không đến trình báo thì thời gian tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
Do đó, trường hợp bạn bị áp dụng cùng lúc 2 hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép lái xe thì xe bị áp dụng thời gian tước giấy phép lái xe dài nhất là 05 tháng.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc. Bạn liên hệ Tổng đài tư vấn online về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được tư vấn.
-> Điều khiển xe máy đi vào làn dừng khẩn cấp trên đường cao tốc
- Quy định pháp luật hiện hành về xin cấp phù hiệu cho xe ô tô
- Mức phạt người điều khiển ô tô rời vị trí lái khi dừng xe năm 2023
- Cố tình vi phạm trong thời gian bị tước bằng lái xe
- Mức phạt khi người 17 tuổi lái xe taxi như thế nào?
- Mức phạt ô tô chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần