Người nước ngoài có được thi bằng lái xe B1 tại Việt Nam không?
Sếp tôi là người Nhật nhưng chưa được bên Nhật cấp bằng lái xe ô tô. Nay sếp tôi qua Việt Nam muốn thi bằng lái xe B1 của Việt Nam thì có được không? Điều kiện về tuổi và sức khỏe như thế nào?
- Điều kiện sức khỏe thi bằng lái xe hạng B1
- Quy định về độ tuổi, điều kiện sức khỏe khi thi bằng lái xe
- Điều kiện sức khỏe thi bằng lái xe hạng A1
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với vấn đề của bạn; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, vấn đề thi bằng lái xe B1 tại Việt Nam
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định”.
Như vậy, sếp của bạn là người Nhật qua Việt Nam muốn thi bằng lái xe B1 hoàn toàn được nếu như đang cư trú, học tập, làm việc tại Việt Nam và đáp ứng điều kiện về tuổi, sức khỏe theo quy định.
Thứ hai, điều kiện về tuổi và sức khỏe để được thi bằng lái xe B1
– Điều kiện về tuổi để được thi bằng lái xe B1:
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi”.
Theo đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên thì có thể thi bằng lái xe hạng B1.
– Điều kiện về sức khỏe để thi bằng lái xe B1:
Căn cứ theo Phụ lục số 01- Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT) thì người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe hạng B1:
+) Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 06 tháng, rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi;
+) Động kinh còn cơn trong vòng 24 tháng gần nhất (không/có dùng thuốc điều trị), Liệt vận động từ hai chi trở lên, hội chứng ngoại tháp, rối loạn cảm giác sâu, chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý;
+) Thị lực nhìn xa hai mắt: < 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). Nếu còn một mắt, thị lực <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. Song thị kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính;
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
+) Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định). Suy tim độ III trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York – NYHA);
+) Các bệnh, tật gây khó thở mức độ III trở lên (theo phân loại mMRC);
+) Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng);
+) Sử dụng các chất ma túy. Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Người điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông mà không dừng lại
Dừng, đỗ xe không đúng quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.