Người vi phạm giao thông có thể ủy quyền lấy lại xe bị tạm giữ không?
Xin tổng đài cho biết tôi là người vi phạm giao thông có thể ủy quyền lấy lại xe bị tạm giữ hay không? Xin cảm ơn!
- Uỷ quyền nộp phạt vi phạm giao thông
- Nộp phạt giao thông chậm có phải nộp tiền lãi không?
- Nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện như thế nào?
Tư vấn luật giao thông:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 về đại diện theo ủy quyền:
“1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân”.
Như vậy, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện một giao dịch dân sự nào đó. Theo đó, việc ủy quyền nộp phạt vi phạm về an toàn giao thông là một giao dịch dân sự bình thường. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền lấy lại xe bị tạm giữ do vi phạm giao thông.
Đồng thời, theo điểm a, Khoản 2, Điều 9, Thông tư 47/2014/TT-BCA có quy định như sau:
“Điều 9. Trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ
2. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:
a) Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Như vậy, đối chiếu với quy định của pháp luật thì bạn có thể ủy quyền lấy lại xe bị tạm giữ cho người khác. Tuy nhiên, khi bạn ủy quyền cho người khác đến lấy xe bị tạm giữ thì bạn cần làm văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực. Khi đó, người được bạn ủy quyền phải xuất trình các giấy tờ sau để nhận lại phương tiện:
+) Quyết định trả lại;
+) Văn bản ủy quyền hợp pháp;
+) Chứng minh nhân dân của bạn (bản sao có chứng thực);
+) Chứng minh thư nhân dân của người được ủy quyền (Bản chính).
Kết luận:
Vậy, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác đến nộp phạt vi phạm giao thông và lấy lại xe bị tạm giữ theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn về vấn đề của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Có được nộp phạt hộ cho người bị xử phạt vi phạm giao thông không?
Không ký tên vào biên bản vi phạm giao thông có nộp phạt được không?
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Xác định tốc độ tối đa cho phép của xe mô tô như thế nào?
- Sử dụng bằng lái xe hạng C điều khiển xe 16 chỗ được không?
- Mức lệ phí trước bạ và lệ phí cấp đăng ký, biển số đối với xe máy
- Các quy định về sang tên chính chủ, biển số khi mua xe cũ
- Mức lệ phí trước bạ đối với xe máy cũ mua lại ở Vinh và đăng ký tại Hà Nội