Nội dung câu hỏi:
Theo quy định pháp luật thì có quy định ô tô chuyên dùng, vậy cho hỏi tôi đang sở hữu một chiếc ô tô cần cẩu thì có được gọi là ô tô chuyên dùng không? Tốc độ của các loại ô tô chuyên dùng trong khu đông dân cư và ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu vậy? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, xin cảm ơn rất nhiều.
- Ô tô chuyên dùng có phải gắn thiết bị giám sát hành trình?
- Thủ tục cấp lại đăng ký xe ô tô chuyên dùng bị mất và nơi nộp hồ sơ
Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Ô tô chuyên dùng gồm những loại nào theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3. Ô tô chuyên dùng là ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng công dụng đặc biệt, bao gồm: ô tô quét đường, ô tô tưới nước; ô tô hút chất thải, ô tô ép rác; ô tô trộn vữa; ô tô trộn bê tông; ô tô bơm bê tông; ô tô cần cẩu; ô tô thang; ô tô khoan; ô tô cứu hộ giao thông; ô tô truyền hình lưu động, ô tô đo sóng truyền hình lưu động; ô tô kiểm tra và bảo dưỡng cầu, ô tô kiểm tra cáp điện ngầm, ô tô chụp X-quang, ô tô phẫu thuật lưu động và các loại ô tô tương tự.”
Như vậy, theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2019 thì ô tô chuyên dùng được quy định là ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng công dụng đặc biệt, bao gồm: ô tô quét đường, ô tô tưới nước; ô tô hút chất thải, ô tô ép rác; ô tô trộn vữa; ô tô trộn bê tông; ô tô bơm bê tông; ô tô cần cẩu; ô tô thang; ô tô khoan; ô tô cứu hộ giao thông; ô tô truyền hình lưu động, ô tô đo sóng truyền hình lưu động; ô tô kiểm tra và bảo dưỡng cầu, ô tô kiểm tra cáp điện ngầm, ô tô chụp X-quang, ô tô phẫu thuật lưu động và các loại ô tô tương tự.
Vì vậy, xe ô tô cần cẩu vẫn được xác định là xe ô tô chuyên dùng theo quy định hiện nay.
Quy định về tốc độ của các loại ô tô chuyên dùng
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau:
“Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)
Loại xe cơ giới đường bộ |
Tốc độ tối đa (km/h) |
|
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên |
Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới |
|
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này. |
60 |
50 |
Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)
Loại xe cơ giới đường bộ |
Tốc độ tối đa (km/h) |
|
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên |
Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới |
|
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn. |
90 |
80 |
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc). |
80 |
70 |
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông). |
70 |
60 |
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc. |
60 |
50 |
Như vậy, theo quy định trên thì tốc độ cho phép đối với ô tô chuyên dùng được quy định như sau:
– Đối với khu vực đông dân cư thì tốc độ cho phép sẽ là 60 km/h đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên hoặc 50 km/h đối với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới;
– Đối với khu vực ngoài khu đông dân cư thì tốc độ cho phép sẽ là 70 km/h đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên hoặc 60 km/h đối với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới, trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông.
Ô tô chuyên dùng chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì khi ô tô chạy quá tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các mức như sau:
Ô tô |
Từ 05 – dưới 10 km/h |
800.000 – 01 triệu đồng (Điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Từ 10 – 20 km/h |
04 – 06 triệu đồng Tước giấy phép lái xe 01 – 03 tháng (Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
|
Từ trên 20 – 35 km/h |
06 – 08 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng (Điểm a khoản 6, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
|
Từ trên 35 km/h |
10 – 12 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng (Điểm c khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Nếu còn vướng mắc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được tư vấn.
- Lỗi dừng xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc không đúng quy định
- Tốc độ tối đa của xe máy chuyên dùng trong năm 2024