Nội dung câu hỏi:
Chào anh chị, chồng em điều khiển xe từ Quảng Bình về An Giang và bị công an bắn tốc độ 12km/h. Sau đó bị công an lập biên bản và tạm giữ bằng lái xe. Họ bảo 7 ngày sau lên làm việc nộp phạt thì sẽ trả lại bằng lái. Nhưng khi lên thì họ phạt em 5tr mà thu bằng lái xe 2 tháng thì có đúng không? Họ nói lên nộp phạt là trả lại bằng mà sao họ lại thu của em 2 tháng.
- Mức phạt đối với xe ô tô bị bắn tốc độ là bao nhiêu?
- Xe bị bắn tốc độ 55/50 bị lập biên bản và giữ bằng lái xe có đúng không?
- Lỗi quá tốc độ và không mang giấy phép bị xử phạt như thế nào
Dịch vụ tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Quy định về tốc độ khi tham gia giao thông;
Tại Khoản 11 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông có quy định cấm: “Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.” Do đó, khi tham gia giao thông thì không được điều khiển xe quá tốc độ mà cần phải tuân thủ các nguyên tắc về tốc độ được quy định chi tiết tại Điều 4 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT cụ thể như sau:
1. Khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
2. Tại những đoạn đường không bố trí biển báo hạn chế tốc độ, không bố trí biển báo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 11 của Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.
3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mặt độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn giao thông.
Mức phạt khi điều khiển ô tô chạy quá tốc độ 12km/h
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì khi ô tô chạy quá tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các mức như sau:
Ô tô |
Từ 05 – dưới 10 km/h |
800.000 – 01 triệu đồng (Điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Từ 10 – 20 km/h |
04 – 06 triệu đồng Tước giấy phép lái xe 01 – 03 tháng (Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
|
Từ trên 20 – 35 km/h |
06 – 08 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng (Điểm a khoản 6, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
|
Từ trên 35 km/h |
10 – 12 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng (Điểm c khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Như vậy, đối với người điều khiển ô tô mà chạy quá tốc độ 12km/h sẽ thuộc vào khung phạt chạy quá tốc độ 10-20km và phạt tiền là 4.000.000 – 6.000.000 đồng. Mức trung bình là 5.000.000 đồng. Do đó, bạn chạy quá 12km/h và bị công an phạt 5.000.000 đồng là đúng quy định.
Ô tô chạy quá tốc độ 12km/h có bị tước bằng lái không?
Căn cứ tại điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Vậy, bạn điều khiển xe chạy quá tốc độ vi phạm quy định tại điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP do đó, bạn sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Thông thường thì công an giao thông sẽ tước Giấy phép lái xe 02 tháng.
Kết luận: Với hành vi vi phạm là chạy quá tốc độ 12km/h thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính là 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Vậy bạn sẽ bị phạt tiền 5.000.00 đồng và tước bằng 2 tháng là đúng theo quy định hiện hành.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Được tạm giữ phương tiện giao thông tối đa bao nhiêu ngày?
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn giao thông đường bộ trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Xe có trọng tải 1 tấn có cần xin cấp phù hiệu xe tải hay không?
- Về phù hiệu và thiết bị giám sát hành trình với xe chở hàng của công ty
- Bị tước giấy phép lái xe máy thì có thể bỏ bằng và xin cấp lại giấy phép lái xe không?
- Điều kiện sức khỏe, chiều cao, cân nặng để thi bằng lái xe hạng B1
- Tốc độ tối đa cho phép chạy đối với xe ô tô 7 chỗ