19006172

Quy định pháp luật về các trường hợp bị tạm giữ phương tiện

Quy định pháp luật về các trường hợp bị tạm giữ phương tiện

Tổng đài cho tôi hỏi vi phạm những lỗi nào thì bị tạm giữ phương tiện? Tôi bị tạm giữ phương tiện nhưng sau đó tôi đi công tác 20 ngày nên chưa đi làm thủ tục giải quyết vi phạm hành chính và nhận lại phương tiện thì có bị tịch thu phương tiện không? Tôi xin cảm ơn!



 các trường hợp bị tạm giữ phương tiện

Tư vấn giao thông đường bộ

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới  Tổng đài tư vấn. Đối với thắc mắc về các trường hợp bị tạm giữ phương tiện của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, về các trường hợp bị tạm giữ phương tiện:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 125  Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:

“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.”

Như vậy, trong những trường hợp cần thiết trên, CSGT có quyền tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính.

Thứ hai, về việc tịch thu phương tiện khi chậm làm thủ tục giải quyết vi phạm hành chính:

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề“.

 các trường hợp bị tạm giữ phương tiện

Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ

Bên cạnh đó, Điều 17 Nghị định 115/2013/NĐ-CP cũng quy định như sau:

“Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện hết thời hạn bị tạm giữ

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công

khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan“.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn đi công tác 20 ngày nên không thể đến nhận, bạn có thể nêu rõ lý do chậm đến nhận. Bên cạnh đó, theo quy định trên, trong khoảng thời gian bạn chậm đến nhận, người có thẩm quyền không thể ra quyết định tịch thu phương tiện.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc về các trường hợp bị tạm giữ phương tiện của bạn.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết:

Thẩm quyền xử lý vi phạm giao thông của công an xã, phường

Cảnh sát giao thông không có lệnh tuần tra, kiểm soát có được xử phạt?

Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc về các trường hợp bị tạm giữ phương tiện; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.

luatannam