Quy định trường hợp không phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải
Cho tôi hỏi trường hợp không phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải: Tôi chuẩn bị thành lập công ty làm đồ nhựa. Công ty sẽ vận chuyển hàng hóa bằng ô tô nhỏ có khối lượng chuyên chở 2,5 tấn đến giao cho khách hàng thì có phải xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô không? Cho tôi hỏi hồ sơ thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải như thế nào?
- Thời hạn của giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định pháp luật
- Quy định về cấp giấy phép kinh doanh vận tải và gắn phù hiệu
Hỗ trợ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định trường hợp không phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải:
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 5 Điều 36 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định:
“Điều 36. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2020.
5. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu đã được cấp cho đơn vị và xe ô tô vận tải hàng hóa thuộc đối tượng kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không còn giá trị sử dụng; các đơn vị và phương tiện nêu trên không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.”
Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
3. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.”
Như vậy, theo quy định trên, từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 thì trường hợp công ty bạn vận chuyển hàng hóa bằng ô tô nhỏ có khối lượng chuyên chở 2,5 tấn đến giao cho khách hàng sẽ không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải.
Thứ hai, quy định về hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải:
Căn cứ Khoản 1 Điều 18 và Khoản 1 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định:
“Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
b) Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
c) Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).”
“Điều 19. Thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép kinh doanh
1. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.”
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp bạn muốn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải thì bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+) Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải
+) Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải
+) Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông
Sau khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải thì công ty bạn phải ra Sở Giao thông vận tải của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương để nộp hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định thì Sở Giao thông vận tải sẽ thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho công ty bạn. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì Sở Giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn giao thông đường bộ trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
=> Hồ sơ và thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải theo Nghị định 10/2020
- Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng năm 2023
- Vi phạm lỗi quá trọng trục xe 23% sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Ô tô chạy quá tốc độ 73/50 có được nộp phạt qua bưu điện?
- Quy định về các trường hợp phương tiện giao thông phải giảm tốc độ
- Đăng kí xe máy bị thất lạc thì cấp mới đăng kí xe tại đâu?