Quy định về thời hạn sang tên xe máy trong phạm vi cùng tỉnh năm 2023
Tôi có mua xe máy cũ của một người bạn trong cùng tỉnh. Cho tôi hỏi nếu sang tên xe thì tôi cần phải làm thủ tục thế nào? Có quy định thời hạn phải làm thủ tục sang tên xe không? Nếu không sang tên bị phạt bao nhiêu tiền?
- Sang tên xe máy khi mua xe cũ khác tỉnh có được giữ biển số không?
- Thủ tục và lệ phí sang tên xe máy cho người cùng tỉnh theo quy định của pháp luật
Dịch vụ tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về thủ tục sang tên xe máy trong phạm vi cùng tỉnh
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 11 Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BCA ngày 23 tháng 08 năm 2018 về hợp nhất giữa Thông tư 15/2014/TT-BCA và Thông tư 64/2017/TT-BCA quy định về trình tự, thủ tục sang tên xe máy trong phạm vi cùng tỉnh như sau:
Bước 01: Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải xuất trình giấy tờ gồm:
– Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
– Giấy chứng nhận đăng ký xe.
– Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe;
– Chứng từ lệ phí trước bạ ;
Bước 2: Cá nhân, tổ chức mua, được điều chuyển, cho , tặng xe nộp hồ sơ nêu tại Bước 1 đến Cơ quan công an Huyện nơi sinh sống, đặt trụ sở để được giải quyết.
Thời hạn nộp hồ sơ khi sang tên: Căn cứ Khoản 3 Điều 6 văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BCA ngày 23 tháng 08 năm 2018 quy định: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.
Bước 03: Trả kết quả: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả theo hình thức đã đăng ký.
Thứ ba, xử phạt lỗi không sang tên xe khi mua bán xe máy
Căn cứ Điểm a Khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;”
Đồng thời, theo quy định tại Điểm e, Khoản 6 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt
6. Chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này là một trong các đối tượng sau đây:
e) Đối với phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;”
Như vậy, khi bạn không làm thủ tục sang tên xe bạn sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được tư vấn.
-->Sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người
- Xe công ty để chở người trong công ty đi du lịch có phải lắp phù hiệu không?
- Quy định về thủ tục tham gia học lái xe hạng B2 năm 2023
- Mất 02 đốt ngón tay có được thi lái xe hạng C không?
- Trường hợp bị tạm giữ phương tiện đối với phương tiện từ xa đến
- Các tuyến đường mà phương tiện bị hạn chế lưu thông ở Hà Nội