Quy định về vấn đề nộp phạt tại chỗ cho CSGT khi vi phạm giao thông
Tổng đài cho tôi hỏi, pháp luật hiện hành có quy định như thế nào về vấn đề nộp phạt tại chỗ cho CSGT mà không cần nộp tại kho bạc nhà nước? Những trường hợp nào được nộp phạt tại chỗ vậy? Tôi xin cảm ơn!
- Có thể ủy quyền cho người khác nộp phạt giao thông hay không?
- Những lỗi vi phạm giao thông được nộp phạt trực tiếp, không phải lập biên bản
- Thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông tại chỗ
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề nộp phạt tại chỗ cho CSGT khi vi phạm giao thông Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:
“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”.
Mặt khác, Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định:
“Điều 69. Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân; tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân; tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này”.
Như vậy:
Theo quy định hiện hành, trường hợp xử phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và không phải được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì không cần lập biên bản. Người có thẩm quyền xử phạt (CSGT) phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ, đồng thời giao cho người vi phạm 01 bản.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Vì vậy, người vi phạm sẽ nộp tiền phạt tại chỗ cho CSGT và nhận biên lai thu tiền phạt. CSGT có trách nhiệm nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
Tuy nhiên, nếu không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ, người vi phạm vẫn có thể nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt).
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Quy định về vấn đề nộp phạt tại chỗ cho CSGT khi vi phạm giao thông. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Sử dụng kết quả vi phạm giao thông phát hiện qua camera
Bị xử phạt vi phạm giao thông tại chỗ có được cầm biên lai đóng tiền không?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Mức phạt xe máy vượt đèn vàng trong trường hợp không được vượt
- Thủ tục đổi giấy phép lái xe sang vật liệu PET
- Không có danh sách hành khách bị phạt như thế nào?
- Xử phạt điều khiển xe máy chạy quá tốc độ 15km/h và không có đăng ký xe
- Sang tên xe khác tỉnh có phải nộp lại đăng ký xe và biển số xe hay không?