19006172

Quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ

Quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ

Xe của tôi là xe đầu kéo, kéo rơ móc ở sau. Khi móc đầu kéo vào với rơ móc thì tổng chiều dài xe của tôi là 19.5m. Nhưng khi tôi xếp hàng lên để chở thì chiều dài của tôi sẽ vượt hơn 20m. Vậy cho tôi hỏi, tôi có tìm hiểu thì xe được chở quá chiều dài không quá 10%. Vậy trường hợp này của tôi có bị phạt lỗi chở hàng vượt chiều dài không và có bị chở quá khổ không ạ. Xin cảm ơn.



xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ

Tư vấn giao thông đường bộ:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi. Với vấn đề của bạn Tổng đài tư vấnxin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, xác định lỗi vi phạm;

Trong trường hợp này, bạn đang phân vân về việc xe của bạn là đầu kéo kéo theo rơ móc có chiều dài là 19.5m và hơn 20m sau khi xếp hàng lên sẽ bị xử phạt lỗi xe quá khổ, quá tải hay là phạt theo trường hợp chở hàng vượt chiều dài cho phép của xe dưới 10%. Vậy để xác định chính xác, bạn cần hiểu rõ các quy định sau:

+) Đối với trường hợp xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ:

Tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT có quy định về: Kích thước tối đa cho phép của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là kích thước bao ngoài giới hạn về chiều rộng, chiều cao, chiều dài của xe kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) được phép tham gia giao thông trên đường bộ. Do đó, khi phương tiện tham gia giao thông cần đáp ứng các điều kiện nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro xảy ra.

Tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định:

“2. Xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:

a) Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;

b) Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;

c) Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).”

+) Đối với trường hợp xe vượt chiều dài khi lưu hành trên đường bộ.

Căn cứ Khoản 2 Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định như sau:

Điều 19. Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ

2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.”

Như vậy, theo quy định trên: Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Nếu vượt quá 20m chiều dài thì sẽ thuộc trường hợp xe lưu hàng quá khổ giới hạn.

Tại Điều 11 Thông tư 46/2015TT-BGTVT thì để được lưu hành xe quá khổ cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;

– Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.

Thứ hai, mức xử phạt khi xe vượt quá kích thước tối đa cho phép khi lưu thông;

Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

“Điều 33. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích; xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả xe ô tô chở hành khách)

3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường hoặc chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.”

Ngoài ra, theo quy định tại Điểm a Khoản 6 và Khoản 7 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

“6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;

luatannam