Sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người
Sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người: Tôi có mua lại chiếc xe máy của ông B và chiếc xe này là do ông B mua lại từ ông A. Tuy nhiên, ông A vẫn đứng tên trên đăng ký xe vì khi mua xe, ông A và ông B chỉ ký kết giấy tờ viết tay mà không làm thủ tục sang tên. Vậy cho tôi hỏi, làm thế nào để tôi được sang tên xe (chúng tôi đều ở cùng một địa phương)?
- Sang tên xe cùng tỉnh khi đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người
- Thủ tục đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh theo quy định
- Thủ tục và lệ phí sang tên xe máy cho người cùng tỉnh theo quy định của pháp luật
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
– Thứ nhất, quy định về đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người từ sau ngày 31/12/2016
Căn cứ khoản 3 Điều 34 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định:
“Điều 34. Hiệu lực thi hành
3. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người được giải quyết đăng ký sang tên theo quy định tại Điều 24 Thông tư này đến hết ngày 31/12/2016.”
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người chỉ được áp dụng giải quyết theo quy định đến hết ngày 31/12/2016. Do đó, tại thời điểm hiện tại (năm 2019 ) sẽ không áp dụng quy định sang tên xe qua nhiều chủ sở hữu nữa; nếu không mua bán trực tiếp với chủ xe thì không thể sang tên xe được.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
– Thứ hai: cách thức thực hiện việc sang tên xe trong trường hợp của bạn:
Do ông A vẫn đang là người đứng tên trên đăng ký xe nên để có thể làm thủ tục sang tên xe thì bạn cần xem xét áp dụng một trong hai cách sau đây:
+ Cách 1: Yêu cầu ông B thực hiện thủ tục sang tên trước khi chuyển nhượng cho bạn.
Theo cách này, trước khi chuyển nhượng cho bạn, ông B sẽ phải thực hiện thủ tục sang tên từ ông A sang tên ông B. Sau đó, ông B sẽ chuyển nhượng xe cho bạn và bạn sẽ làm thủ tục sang tên xe từ ông B sang tên bạn theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2014/TT-BCA.
+ Cách 2: Bạn có thể thỏa thuận với ông A và ông B.
Theo đó, ông A và ông B sẽ hủy hợp đồng mua bán xe. Sau đó, bạn và ông A sẽ xác lập hợp đồng mua bán xe và làm thủ tục sang tên theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2014/TT-BCA từ ông A sang tên bạn. Tiền mua xe bạn sẽ trả cho ông B.
Trường hợp không thể thực hiện một trong hai cách trên thì bạn không thể làm thủ tục sang tên xe này.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:
Mức lệ phí trước bạ khi đăng ký sang tên xe ở Hà Nội theo quy định
Thủ tục sang tên xe đối với xe ô tô mua cũ trong cùng tỉnh
Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Thủ tục xin cấp lại giấy phép lái xe quốc tế
- Tốc độ tối đa cho phép của xe tải có trọng tải 3 tấn trong và ngoài khu đông dân cư
- Điều kiện nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng D
- Doanh nghiệp bảo hiểm có được trích sao hồ sơ tai nạn giao thông?
- Quy định về gắn thiết bị giám sát hành trình đối với xe tải của công ty