Nội dung câu hỏi:
Xin chào Tổng đài tư vấn! Bản chính đăng kí xe ô tô của tôi được thế chấp ở ngân hàng trong 02 năm vì tôi mua xe trả góp. Tháng vừa rồi giấy biên nhận thế chấp mà ngân hàng cấp cho tôi bị quá hạn 01 tháng. Vậy thì tôi có bị cảnh sát giao thông xử phạt không? Tôi cám ơn!
- Tạm trú ở Hà Nội có được đăng ký xe máy tại Hà Nội không?
- Lệ phí đăng ký xe máy khi mua lại từ tỉnh khác như thế nào?
- Mất giấy chứng nhận đăng ký xe, xe không chính chủ, có đăng ký lại được không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Vấn đề sử dụng Giấy biên nhận thế chấp của ngân hàng đã quá hạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Quy đinh về sử dụng giấy biên nhận thế chấp của ngân hàng
Căn cứ theo Công văn 7000/NHNN-PC về việc cấp Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông như sau:
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận thế chấp (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng nhận thế chấp) có trách nhiệm cấp cho bên thế chấp một (01) bản gốc Giấy biên nhận thế chấp khi nhận thế chấp phương tiện giao thông theo hướng dẫn tại văn bản này.
Trường hợp khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm bằng phương tiện giao thông, việc cấp Giấy biên nhận thế chấp do tổ chức tín dụng nhận thế chấp và bên thế chấp thỏa thuận.
– Tổ chức tín dụng nhận thế chấp có trách nhiệm cấp một (01) bản gốc Giấy biên nhận thế chấp cho bên thế chấp trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức tín dụng nhận giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đối với trường hợp cấp mới hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên thế chấp đối với trường hợp cấp đổi, cấp lại Giấy biên nhận thế chấp.
– Thời hạn hiệu lực của Giấy biên nhận thế chấp do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá thời hạn có hiệu lực của hợp đồng thế chấp.“
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Văn bản số 8601/VPCP-CN về việc sử dụng Giấy đăng ký phương tiện tham gia giao thông trong trường hợp thế chấp phương tiện giao thông tại tổ chức tín dụng
“1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện.”
Như vậy, trong trường hợp ngân hàng giữ bản chính đăng kí xe của bạn thì khi lưu thông xe trên đường bạn sẽ sử dụng bản sao có chứng thực giấy đăng ký xe cùng với bản gốc giấy biên nhận của ngân hàng-nơi giữ bản chính giấy đăng ký xe của bạn. Trường hợp giấy biên nhận này hết hạn thì xe của bạn sẽ được coi là sử dụng đăng ký xe hết hạn. Do đó, theo quy định của pháp luật, bạn sẽ bị xử phạt.
Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Mức phạt khi Sử dụng Giấy biên nhận thế chấp của ngân hàng đã quá hạn
Căn cứ tại Điểm a Khoản 4; Điểm a Khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm e khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, trường hợp giấy biên nhận thế chấp mà ngân hàng cấp cho bạn bị hết hạn thì bạn sẽ bị xử phạt với lỗi sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng. Mức phạt được áp dụng là: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; Mức phạt trung bình trong trường hợp này sẽ là 2.500.000 đồng.
Sử dụng Giấy biên nhận thế chấp của ngân hàng đã quá hạn có bị tước GPLX
Căn cứ Điểm a Khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm e khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, đối với trường hợp điều khiển xe mà sử dụng Giấy biên nhận thế chấp của ngân hàng đã quá hạn sử dụng thì ngoài việc bị xử phạt tiền theo điểm a Khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì còn bị áp dung hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Trung bình sẽ bị tước Giấy phép lái xe là 2 tháng.
Sử dụng giấy biên nhận thế chấp xe tại ngân hàng hết hạn có bị tạm giữ xe;
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định thì:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;
đ) Khoản 9 Điều 11;
e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;
g) Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;
l) Điểm b khoản 5 Điều 33.”;
Như vậy, theo quy định trên thì đối với lỗi đăng ký xe hết hạn sẽ bị tạm giữ phương tiện tối đa 7 ngày.
Trên đây là tư vấn về sử dụng Giấy biên nhận thế chấp của ngân hàng đã quá hạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
- Xử phạt người điều khiển là chủ xe ô tô hết hạn đăng kiểm hơn 1 tháng thế nào?
- Xe ô tô chuyển hướng không có tín hiệu báo trước bị phạt bao nhiêu?
Mọi thắc mắc liên quan đến sử dụng Giấy biên nhận thế chấp của ngân hàng đã quá hạn; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Xe máy có nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt
- Thủ tục và phí xin cấp lại biển số xe bị hỏng đối với ô tô đăng ký ở Hà Nội
- Thủ tục để chỉnh sửa lỗi sai năm sinh trên bằng lái xe hạng B2 và phí cấp đổi
- Điều khiển xe máy sử dụng điện thoại di động bị phạt như thế nào?
- Điều khiển xe ô tô vượt đèn vàng có bị xử phạt không? Mức phạt là bao nhiêu?