19006172

Tổng hợp ý nghĩa, tác dụng của các loại biển báo cấm

Tổng hợp ý nghĩa, tác dụng của các loại biển báo cấm

Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo. Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm). Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển được quy định chi tiết ở Điều 16, Điều 17 và Phụ lục B của Quy chuẩn 41: 2019/GTVT.



Tổng đài tư vấn dịch vụ về Giao thông đường bộ: 19006172

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về Tổng hợp ý nghĩa, tác dụng của các loại biển báo cấm ; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

1. Biển số P.101: Đường cấm;

a) Để báo đường cấm các loại phương tiện đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.101 “Đường cấm”.

b) Nếu đường cấm vì lý do đường, cầu bị tắc thì biển cấm đặt ở giữa phần xe chạy kèm theo có hàng rào chắn ngang trước phần xe chạy như quy định ở Điều 82, các xe được ưu tiên cũng không được phép đi vào.

c) Nếu đường cấm cả người đi bộ, đặt thêm biển số P.112 “Cấm người đi bộ” (ở trong khu đông dân cư) hoặc kéo dài hàng rào chắn ngang suốt cả nền đường(ở ngoài khu đông dân cư).

d) Nếu đường cấm vì những lý do khác nhưng cầu, đường vẫn sử dụng được thì biển đặt ở giữa đường nhưng không đặt hàng rào chắn.

e) Nếu phần xe chạy quá hẹp, biển đặt ở giữa phần xe chạy sẽ làm cản trở những xe được phép ra vào đường cấm thì đặt biển ở mép phần xe chạy.

các loại biển báo cấm

2. Biển số P.102: Cấm đi ngược chiều;

a) Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.102 “Cấm đi ngược chiều”. Người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường.

b) Chiều đi ngược lại với chiều đặt biển P.102 là lối đi thuận chiều, các loại xe được phép đi do đó phải đặt biển chỉ dẫn số I.407a hoặc đặt biển R302 a, hoặc R302 b ở đầu dải phân cách).

các loại biển báo cấm

3.Biển số P.103a “Cấm xe ô tô“, Biển số P.103b và P.103c “Cấm xe ô tô rẽ phải” và “Cấm xe ô tô rẽ trái”

a) Để báo đường cấm các loại xe cơ giới kể cả xe máy 3 bánh có thùng đi qua, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.103 “Cấm xe ô tô”.

Nếu đường cấm vì lý do đường, cầu bị yếu, có thể đặt hàng rào chắn hay chướng ngại vật trong phần đường xe chạy.

b) Để báo đường cấm các loại xe cơ giới kể cả xe máy 3 bánh có thùng rẽ phải hay rẽ trái, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.103b “Cấm xe ô tô rẽ phải” hay biển số P.103c “Cấm xe ô tô rẽ trái”.

các loại biển báo cấm

4. Biển số P.104: Cấm xe máy;

Để báo đường cấm các loại xe máy, trừ các xe được ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.104 “Cấm xe máy”. Biển không có giá trị cấm những người dắt xe máy.

các loại biển báo cấm

5. Biển số P.105: Cấm xe ô tô và xe máy;

Để báo đường cấm các loại xe cơ giới và xe máy đi qua trừ các xe được ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.105 “Cấm xe ô tô và xe máy”.

các loại biển báo cấm

6. Biển số P.106 (a,b) “Cấm xe ô tô tải” và Biển số P.106c “Cấm các xe chở hàng nguy hiểm”

a) Để báo đường cấm các loại xe ô tô tải trừ các xe được ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.106a “Cấm xe ô tô tải”. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển số P.106a.

b) Để báo đường cấm các loại xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn một giá trị nhất định, đặt biển số P.106b. Biển có hiệu lực cấm các xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn giá trị chữ số ghi trong biển (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe). Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.

c) Để báo đường cấm các xe chở hàng nguy hiểm, đặt biển số P.106c.

các loại biển báo cấm

7. Biển số P.107: Cấm xe ô tô khách và xe ô tô tải;

Để báo đường cấm xe ô tô chở khách và các loại xe ô tô tải kể cả các loại máy kéo và xe máy chuyên dùng đi qua trừ các xe được ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.107 “Cấm xe ô tô khách và xe ô tô tải”.

các loại biển báo cấm

8. Biển số P.107a: Cấm xe ô tô khách;

a) Để báo đường cấm ô tô chở khách đi qua trừ các xe ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.107a “Cấm xe ô tô khách”. Biển này không cấm xe buýt.

b) Trường hợp cấm xe khách theo số chỗ ngồi thì sử dụng biển phụ ghi số chỗ ngồi đối với các xe cần cấm hoặc ghi số chỗ ngồi vào biểu tượng xe bằng chữ trắng.

các loại biển báo cấm

9. Biển số P.107b: Cấm xe ô tô taxi;

Để báo đường cấm xe ô tô taxi đi lại, đặt biển P.107b “Cấm xe ô tô taxi”. Trường hợp cấm xe ô tô taxi theo giờ thì đặt biển phụ ghi giờ cấm.

các loại biển báo cấm

10. Biển số P.108: Cấm xe kéo rơ-moóc;

Để báo đường cấm các loại xe cơ giới kéo theo rơ-moóc kể cả xe máy, máy kéo, ô tô khách kéo theo rơ-moóc đi lại, trừ loại ô tô sơ-mi-rơ-moóc và các xe được ưu tiên (có kéo theo rơ-moóc) theo quy định, đặt biển số P.108 “Cấm xe ô tô, máy kéo kéo rơ-moóc”.

các loại biển báo cấm

11. Biển số P.108a: Cấm xe sơ-mi rơ-moóc;

Để báo đường cấm các loại xe sơ-mi rơ-moóc và các xe kéo rơ- moóc trừ các xe được ưu tiên (có dạng xe sơ-mi rơ-moóc hoặc có kéo theo rơ-moóc) theo quy định, đặt biển số P.108a “Cấm xe sơ-mi rơ-moóc”.

các loại biển báo cấm

12. Biển số P.109: Cấm máy kéo;

Để báo đường cấm các loại máy kéo, kể cả máy kéo bánh hơi và bánh xích đi qua, đặt biển số P.109 “Cấm máy kéo”.

các loại biển báo cấm

13.Biển số P.110a “Cấm xe đạp” và Biển số P.110b “Cấm xe đạp thồ”

a) Để báo đường cấm xe đạp đi qua, đặt biển số P.110a “Cấm xe đạp”. Biển không có giá trị cấm những người dắt xe đạp.

b) Để báo đường cấm xe đạp thồ đi qua, đặt biển số P.110b “Cấm xe đạp thồ”. Biển này không cấm người dắt loại xe này.

các loại biển báo cấm

14. Biển số P.111a “Cấm xe gắn máy”, biển số P.111 (b,c) “Cấm xe ba bánh loại có động cơ” và biển số P.111d “Cấm xe ba bánh loại không có động cơ”

a) Để báo đường cấm xe gắn máy đi qua, đặt biển số P.111a “Cấm xe gắn máy”. Biển không có giá trị đối với xe đạp.

b) Để báo đường cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xe xích lô máy, xe lôi máy, v.v… đặt biển số P.111b hoặc P.111c “Cấm xe ba bánh loại có động cơ”.

c) Để báo đường cấm xe ba bánh loại không có động cơ như xe xích lô, xe lôi đạp, v.v… đặt biển số P.111d “Cấm xe ba bánh loại không có động cơ”.

các loại biển báo cấm15. Biển số P.112: Cấm người đi bộ;

Để báo đường cấm người đi bộ qua lại, đặt biển số P.112 “Cấm người đi bộ”.

các loại biển báo cấm

16.  Biển số P.113: Cấm xe người kéo, đẩy;

Để báo đường cấm xe thô sơ, chuyển động do người kéo, đẩy đi qua, đặt biển số P.113 “Cấm xe người kéo, đẩy”. Biển không có giá trị cấm những xe nôi của trẻ em và phương tiện chuyên dùng để đi lại của những người tàn tật.

các loại biển báo cấm

17. Biển số P.114: Cấm xe súc vật kéo;

Để báo đường cấm súc vật vận tải hàng hóa hoặc hành khách dù kéo xe hay chở trên lưng đi qua, đặt biển số P.114 “Cấm xe súc vật kéo”.

các loại biển báo cấm

18. Biển số P.115: Hạn chế trọng tải toàn bộ xe cho phép;

Để báo đường cấm các xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có trọng tải toàn bộ xe (trọng tải bản thân xe cộng với khối lượng người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, đặt biển số P.115 “Hạn chế trọng tải toàn bộ xe”.

các loại biển báo cấm

19. Biển số P.116: Hạn chế tải trọng trục xe (trục đơn);

Để báo đường cấm các xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có trọng tải toàn bộ xe (cả xe và hàng) phân bổ trên một trục bất kỳ của xe (tải trọng trục xe) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, đặt biển số P.116 “Hạn chế tải trọng trên trục xe”.

các loại biển báo cấm

20. Biển số P.117: Hạn chế chiều cao;

a) Để báo hạn chế chiều cao của xe, đặt biển số P.117 “Hạn chế chiều cao”.

b) Biển số P.117 có hiệu lực cấm các xe (cơ giới và thô sơ) có chiều cao vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, kể cả các xe được ưu tiên theo quy định (chiều cao tính từ mặt đường, mặt cầu đến điểm cao nhất của xe hoặc hàng).

c) Trị số ghi trên biển là khoảng cách từ điểm cao nhất của mặt đường đến điểm thấp nhất của chướng ngại vật vượt trên đường (chiều cao tĩnh không) trừ đi 0,5 m. Cho phép làm tròn số đến 0,1 m theo hướng điều chỉnh tăng (ví dụ: chiều cao thực là 4,65 m; trị số ghi trên biển là: 4,65 – 0,5 = 4,15 làm tròn = 4,2 m).

d) Tất cả những vị trí trên đường có chiều cao tĩnh không dưới 4,75 m, đặt biển 117 và biển W.239b. Trường hợp các vị trí có chiều cao tĩnh không từ 4,75 m đến 5,5 mvà các vị trí tĩnh không giới hạn trên đường dân sinh (cống, hầm chui dân sinh,…), chỉ cần đặt biển W.239b để cảnh báo chiều cao tĩnh không thực tế của các điểm bị hạn chế. Đối với các vị trí có chiều cao tĩnh không trên 5,5 m, không cần đặt biển báo.

các loại biển báo cấm

21. Biển số P.118: Hạn chế chiều ngang xe;

a) Để báo hạn chế chiều ngang của xe, đặt biển số P.118 “Hạn chế chiều ngang xe”.

b) Biển số P.118 có hiệu lực cấm các xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định có chiều ngang (kể cả xe và hàng hóa) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

c) Số ghi trên biển là khoảng cách theo chiều ngang ở trạng thái tĩnh nhỏ nhất của vật chướng ngại trên đường trừ đi 0,4 m.

d) Những vị trí trên đường có chướng ngại vật mà khoảng cách theo chiều ngang ở trạng thái tĩnh nhỏ hơn 3,2 m, đặt biển số P.118.

các loại biển báo cấm

22. Biển số P.119: Hạn chế chiều dài xe;

a) Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có độ dài toàn bộ kể cả xe và hàng lớn hơn trị số ghi trên biển đi qua, đặt biển số P.119 “Hạn chế chiều dài xe”.

b) Trị số ghi trên biển là chỉ độ dài cho phép lớn nhất tính bằng mét đối với xe đơn chiếc nhằm ngăn ngừa khả năng gây ách tắc giao thông.

c) Biển được đặt ở những đoạn đường có bán kính đường cong nằm nhỏ, đèo dốc quanh co hoặc ở những đoạn đường mà xe có chiều dài lớn, gây nguy hiểm.

các loại biển báo cấm

23. Biển số P.120: Hạn chế chiều dài xe cơ giới kéo theo rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ moóc;

a) Để báo đường cấm các loại xe cơ giới kéo theo moóc kể cả ô tô sơ-mi-rơ-moócvà các loại xe được ưu tiên kéo moóc theo luật nhà nước quy định, có độ dài toàn bộ kể cả xe, moóc và hàng lớn hơn trị số ghi trên biển đi qua, đặt biển số P.120 “Hạn chế chiều dài xe cơ giới kéo theo rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ moóc”.

b) Trị số ghi trên biển là chỉ độ dài cho phép lớn nhất tính bằng mét đối với toàn bộ chiều dài đoàn xe kể cả hàng.

các loại biển báo cấm

24. Biển số P.121: Cự ly tối thiểu giữa hai xe;

a) Để báo xe ô tô phải đi cách nhau một khoảng tối thiểu, đặt biển số P.121 “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.

b) Số ghi trên biển cho biết khoảng cách tối thiểu tính bằng mét. Biển có hiệu lực cấm các xe ô tô kể cả xe được ưu tiên theo quy định đi cách nhau một cự ly nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.

c) Chiều dài có hiệu lực của biển số P.121 được báo bằng biển số S.501 “Phạm vi tác dụng của biển” đặt dưới biển chính (hoặc từ vị trí đặt biển đến vị trí đặt biển số P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).

các loại biển báo cấm

25. Biển số P.123 (a,b): Cấm rẽ trái; Cấm rẽ phải;

a) Để báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những vị trí đường giao nhau, đặt biển số P.123a “Cấm rẽ trái” hoặc biển số P.123b “Cấm rẽ phải”. Biển không có giá trị cấm quay đầu xe.

b) Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía trái hoặc phía phải trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

c) Trước khi đặt biển cấm rẽ, có thể đặt biển chỉ dẫn hướng đi thích hợp.

các loại biển báo cấm

26. Biển số P.124 (a,b) “Cấm quay đầu xe”, biển số P.124c “Cấm rẽ trái và quay đầu xe”, biển số P.124d “Cấm rẽ phải và quay đầu xe”, biển số P.124e “Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe” và biển số P.124f “Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe”

a) Để báo cấm các loại xe quay đầu (theo kiểu chữ U), đặt biển số P.124a “Cấm quay đầu xe”. Chiều mũi tên phù hợp với chiều cấm quay đầu xe.

b) Để báo cấm xe ô tô quay đầu (theo kiểu chữ U), đặt biển số P.124b “Cấm ô tôquay đầu xe”. Chiều mũi tên phù hợp với chiều cấm xe ô tô quay đầu.

c) Để báo cấm các loại xe rẽ trái đồng thời cấm quay đầu, đặt biển P.124c “Cấm rẽ trái và quay đầu xe”.

d) Để báo cấm các loại xe rẽ phải đồng thời cấm quay đầu, đặt biển P.124d “Cấm rẽ phải và quay đầu xe”.

e) Để báo cấm xe ô tô rẽ trái và đồng thời cấm quay đầu, đặt biển P.124e “Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe”.

f) Để báo cấm xe ô tô rẽ phải và đồng thời cấm quay đầu, đặt biển P.124f “Cấm ôtô rẽ phải và quay đầu xe”.

g) Biển số P.124a có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) và biển số P.124b có hiệu lực cấm xe ô tô và xe máy 3 bánh (side car) quay đầu (theo kiểu chữ U) trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Biển không có giá trị cấm rẽ trái để đi sang hướng đường khác.

h) Nếu đặt biển “Cấm quay đầu xe” hay biển “Cấm ô tô quay đầu xe” ở một đoạn đường không phải là nơi đường giao nhau thì vị trí bắt đầu cấm, dùng biển số S.503d “Hướng tác dụng của biển” đặt bên dưới biển chính.

các loại biển báo cấm

27. Biển số P.125: Cấm vượt;

a) Để báo cấm các loại xe cơ giới vượt nhau, đặt biển số P.125 “Cấm vượt”.

b) Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới vượt nhau (kể cả xe được ưu tiên theo quy định) nhưng được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy.

c) Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số P.133 “Hết cấm vượt” hoặc đến vị trí đặt biển số P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.

các loại biển báo cấm

28. Biển số P.126: Cấm xe ô tô tải vượt;

a) Để báo cấm các loại ô tô tải vượt xe cơ giới khác, đặt biển số P.126 “Cấm xe ô tô tải vượt”.

b) Biển có hiệu lực cấm các loại ôtô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn 3.500 kg kể cả các xe được ưu tiên theo quy định vượt xe cơ giới khác. Được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy.

c) Biển không có giá trị cấm các loại xe cơ giới khác vượt nhau và vượt ô tô tải.

d) Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số DP.133 “Hết cấm vượt” hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.

các loại biển báo cấm

29. Biển số P.127: Tốc độ tối đa cho phép;

a) Để báo tốc độ tối đa cho phép các xe cơ giới chạy, đặt biển số P.127 “Tốc độ tối đa cho phép”;

b) Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối đa vượt quá trị số ghi trên biển trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Người điều khiển phương tiện căn cứ vào điều kiện cụ thể khác như khí hậu thời tiết tình trạng mặt đường, tình hình giao thông, phương tiện, điều kiện sức khỏe để điều khiển phương tiện với tốc độ phù hợp, an toàn và không quá giá trị ghi trên biển;

c) Số ghi trên biển tốc độ tối đa cho phép tính bằng km/h và tùy theo tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc điều kiện khai thác thực tế của đường mà quy định cho phù hợp. Khi không có các nghiên cứu cụ thể, có thể tham khảo toán đồ trên Hình B.27a để xác định giá trị tốc độ tối đa cho phép cho từng hướng đường;

d) Không nên quy định tốc độ tối đa cho phép nhỏ hơn 40 km/h và lớn hơn 120 km/h. Không sử dụng biển số P.127 một cách tràn lan khi không có nghiên cứu cụ thể;

e) Trong trường hợp chuyển tiếp từ giá trị tốc độ lớn xuống giá trị tốc độ nhỏ mà sự chênh lệch giữa hai giá trị tốc độ này lớn thì nên đặt biển tốc độ tối đa trung gian. Đoạn chuyển tiếp trung gian được quy định là không nhỏ hơn 250 m cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 120 km/h xuống 100 km/h; 200 m cho cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 100 km/h xuống 80 km/h; 150 m cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 80 km/h xuống 60 km/h; 180 m cho việc chuyển tiếp từ tốc độ 90 km/h xuống 60 km/h hoặc từ tốc độ 80 km/h xuống 50 km/h;

g) Trường hợp đường qua cầu tạm, cầu yếu, qua cầu phao, đường vào phà, trạm kiểm tra giao thông, qua hầm, qua trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe, thì tùy theo yêu cầu kỹ thuật để quy định tốc độ tối đa cho phép.

h) Trường hợp đường qua công trường đang thi công sử dụng biển cảnh báo công trường, trường hợp cần thiết thì sử dụng biển hạn chế tốc độ tối đa cho phép tạm thời. Hết phạm vi công trường cần có biển báo hết cấm. Khi công trường hoàn thành hoặc ngừng thi công, phải tháo bỏ biển báo cấm tạm thời ngay sau khi khôi phục lại giao thông bình thường;

i) Khi sử dụng biển số P.127 tại các đoạn nhập làn và tách làn của các vị trí ra và vào đường ô tô, để chỉ rõ hiệu lực của biển chỉ có tác dụng cho các xe nhập làn và tách làn tại vị trí này, sử dụng kèm biển số S.509, trên biển ghi chữ “Lối vào” hoặc “Lối ra” tương ứng.

các loại biển báo cấm

30. Biển số P.127a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm;

a) Khi cần quy định tốc độ tối đa về ban đêm cho các phương tiện, đặt biển số P.127a “Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm”.

Áp dụng biển số P.127a cho một số trường hợp qua khu đông dân cư vào ban đêm nhằm mục đích nâng cao tốc độ vận hành khi đường ít xe chạy. Biển chỉ có hiệu lực trong thời gian ghi trên biển và trong phạm vi từ vị trí đặt biển đến vị trí biển số R.421 “Hết đoạn đường qua khu đông dân cư”. Biển được đặt sau vị trí biển số R.420 “Đoạn đường qua khu đông dân cư”.

b) Số ghi trên biển tốc độ tối đa cho phép lớn nhất về ban đêm tính bằng km/h và không lớn hơn 80 km/h. Người tham gia giao thông về ban đêm không được vượt quá giá trị tốc độ ghi trên biển trừ một số trường hợp ưu tiên được quy định. Trong phạm vi hiệu lực của biển P.127a ”Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm”, nếu gặp biển số P.127 “Tốc độ tối đa cho phép” thì người lái phải tuân thủ theo giá trị tốc độ tối đa quy định ghi trên biển số P.127.

các loại biển báo cấm

31. Biển số P.127b: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường;

a) Khi quy định tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường, nếu chỉ sử dụng biển đặt bên đường hoặc trên cột cần vươn hay giá long môn, sử dụng biển số P.127b. Xe chạy trên làn nào phải tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.

b) Biển số P.127b là biển hình chữ nhật nền màu xanh, trên đó thể hiện tốc độ tối đa trên các làn đường. Biển đặt bên đường hoặc treo trên giá long môn, cột cần vươn.

các loại biển báo cấm

32. Biển số P.127c: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường;

a) Khi quy định tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện trên từng làn đường, sử dụng biển số P.127c. Các loại phương tiện phải đi đúng làn đường và tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.

b) Biển số P.127c là biển hình chữ nhật nền màu xanh, trên đó thể hiện tốc độ tối đa trên các làn đường. Biển đặt bên đường hoặc treo trên cột cần vươn hay giá long môn. Biểu tượng trên biển có thể thay đổi theo điều kiện sử dụng thực tế.

các loại biển báo cấm

33. Biển số DP.127: Biển hết tốc độ tối đa cho phép trên biển ghép;

a) Đến hết đoạn đường tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép P.127b, P.127c, đặt biển số DP.127 “Biển hết tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép” tương ứng với các phương án tổ chức giao thông. Trường hợp “Hết tất cả các lệnh cấm” đặt biển số DP.135.

b) Biển có giá trị báo cho người tham gia giao thông biết hiệu lực của biển số DP.127d hết tác dụng. Kể từ biển này, các xe được phép chạy với tốc độ tối đa đã quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

các loại biển báo cấm

34. Biển số P.128: Cấm sử dụng còi;

a) Để báo cấm các loại xe sử dụng còi, đặt biển số P.128 “Cấm sử dụng còi”.

b) Chiều dài có hiệu lực của biển cấm sử dụng còi được báo bằng biển số S.501 “Phạm vi tác dụng của biển” đặt dưới biển chính (hoặc từ vị trí đặt biển đến vị trí đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).

các loại biển báo cấm

35. Biển số P.129: Kiểm tra;

Để báo nơi đặt trạm kiểm tra; các loại phương tiện vận tải qua đó phải dừng lại để làm thủ tục kiểm tra, kiểm soát theo quy định, đặt biển số P.129 “Kiểm tra”.

các loại biển báo cấm

36. Biển số P.130: Cấm dừng xe và đỗ xe;

a) Để báo nơi cấm dừng xe và đỗ xe, đặt biển số P.130 “Cấm dừng xe và đỗ xe”.

Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ ở phía đường có đặt biển trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Đối với các loại xe ô tô buýt chạy theo hành trình quy định được hướng dẫn vị trí dừng thích hợp.

b) Hiệu lực cấm của biển bắt đầu từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe, dừng xe (hoặc đến vị trí đặt biển số P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng). Nếu cần thể hiện đặc biệt thì vị trí bắt đầu cấm phải dùng biển số S.503f và vị trí kết thúc, dùng biển số S.503d “Hướng tác dụng của biển” đặt bên dưới biển chính.

c) Trong trường hợp chỉ cấm dừng, đỗ xe vào thời gian nhất định thì dùng biển số S.508 (a, b).

d) Trong phạm vi có hiệu lực của biển, nếu có chỗ mở dải phân cách cho phép xe quay đầu thì cần đặt thêm biển số P.130 nhắc lại.

các loại biển báo cấm

37. Biển số P.131 (a,b,c): Cấm đỗ xe;

a) Để báo nơi cấm đỗ xe trừ các xe được ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.131 (a,b,c) “Cấm đỗ xe”.

Biển số P.131a có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển.

Biển số P.131b có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển vào những ngày lẻ và biển số P.131c vào những ngày chẵn.

b) Hiệu lực cấm và thời gian cấm đỗ xe áp dụng theo quy định tại điểm c, d mục B.30 đối với biển số P.130.

c) Trong phạm vi có hiệu lực của biển, nếu có chỗ mở dải phân cách cho phép xe quay đầu thì cần đặt thêm biển nhắc lại.

các loại biển báo cấm

38. Biển số P.132: Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp;

a) Để báo các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định khi thấy biển số P.132 phải nhường đường cho các loại xe cơ giới đang đi theo hướng ngược lại qua các đoạn đường hẹp hoặc cầu hẹp, đặt biển số P.132 “Nhường đường cho xe cơ giới ngược chiều qua đường hẹp”.

b) Biển có hiệu lực đối với các loại xe cơ giới và thô sơ kể cả xe được ưu tiên theo quy định khi đi vào các đoạn đường hẹp có đặt biển số P.132 và trên hướng ngược lại đang có các loại xe cơ giới đi tới thì phải dừng lại ở vị trí thích hợp để nhường đường.

các loại biển báo cấm

39. Biển số DP.133: Hết cấm vượt;

Để báo hết đoạn đường cấm vượt, đặt biển số DP.133 “Hết cấm vượt” (hoặc đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).

Biển có tác dụng báo cho người tham gia giao thông biết hiệu lực của các biển số P.125 và biển số P.126 hết tác dụng. Các xe cơ giới được phép vượt nhau nhưng phải theo quy định về điều kiện cho phép vượt nhau.

các loại biển báo cấm

40. Biển số DP.134: Hết tốc độ tối đa cho phép;

a) Đến hết đoạn đường tốc độ tối đa, đặt biển số DP.134 “Hết tốc độ tối đa cho phép” (hoặc đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).

b) Biển có giá trị báo cho người tham gia giao thông biết hiệu lực của biển số P.127 hết tác dụng. Kể từ biển này, các xe được phép chạy với tốc độ tối đa đã quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

các loại biển báo cấm

41. Biển số DP.135: Hết tất cả các lệnh cấm;

a) Đến hết đoạn đường mà nhiều biển báo cấm cùng hết hiệu lực, đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm”.

b) Biển có giá trị báo cho người tham gia giao thông biết hiệu lực của biển số P.121 và nhiều biển cấm khác từ biển số P.125 đến biển số P.131 (a,b,c) được đặt trước đó cùng hết tác dụng.

các loại biển báo cấm

42. Biển số P.136: Cấm đi thẳng;

Đường ở phía trước cấm tất cả các loại xe (trừ xe ưu tiên theo qui định) đi thẳng, đặt biển số P.136 “Cấm đi thẳng”. Biển được đặt ở vị trí ngay trước nút giao của đường cấm đi thẳng. Nếu có quy định cấm về thời gian và loại xe thì sử dụng biển báo phụ thời gian hoặc hình vẽ loại xe cấm.

các loại biển báo cấm

43. Biển số P.137: Cấm rẽ trái, rẽ phải;

Các ngả đường phía trước cấm tất cả các loại xe (trừ xe ưu tiên theo quy định) rẽ trái hay rẽ phải, đặt biển số P.137 “Cấm rẽ trái, rẽ phải”. Biển được đặt ở vị trí ngay trước nút giao của đường cấm rẽ phải, rẽ trái. Nếu có quy định cấm về thời gian hoặc loại xe thì sử dụng biển báo phụ thời gian hoặc hình vẽ loại xe cấm.

các loại biển báo cấm

45. Biển số P.138: Cấm đi thẳng, rẽ trái;

Biểu thị đường qua nút giao cấm tất cả các loại xe (trừ xe ưu tiên theo quy định) đi thẳng, rẽ trái, đặt biển số P.138 “Cấm đi thẳng, rẽ trái”; biển đặt ở vị trí ngay trước nút giao. Nếu có quy định cấm về thời gian hoặc loại xe thì sử dụng biển báo phụ thời gian hoặc hình vẽ loại xe cấm.

các loại biển báo cấm

46. Biển số P.139: Cấm đi thẳng, rẽ phải;

Biểu thị đường qua nút giao cấm tất cả các loại xe (trừ xe ưu tiên theo quy định) đi thẳng, rẽ phải, đặt biển số P.139 “Cấm đi thẳng, rẽ phải”; biển đặt ở vị trí ngay trước nút giao. Nếu có quy định cấm về thời gian hoặc loại xe thì sử dụng biển báo phụ thời gian hoặc hình vẽ loại xe cấm.

các loại biển báo cấm

47. Biển số P.140: Cấm xe công nông và các loại xe tương tự..

Để báo đường cấm xe công nông, đặt biển số 140 “Cấm xe công nông và các loại xe tương tự”.

các loại biển báo cấm

Mọi thắc mắc liên quan đến Tổng hợp ý nghĩa, tác dụng của các loại biển báo cấm; Bạn vui lòng liên hệ  Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam