Biển báo cấm vượt P.125 và P.126
Tôi có tìm hiểu quy chuẩn về biển báo cấm vượt thì thấy có 02 biển là P.125 và P.126. Biển P.125 là cấm vượt đối với xe ô tô đúng không ạ, còn biển P.126 là cấm đối với xe tải? Em cảm ơn.
- Xử phạt đối với điều khiển xe ô tô vượt tại nơi có biển cấm vượt
- Các trường hợp cấm vượt và mức xử phạt với hành vi vi phạm
- Xử phạt khi điều khiển xe ô tô vượt trong trường hợp cấm vượt
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với vấn đề: Biển báo cấm vượt P.125 và P.126 vượt Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ Phụ lục B Quy chuẩn 41: 2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ quy định về biển báo P.125 và P.126 như sau:
1. Biển số P.125 “Cấm vượt”
a) Để báo cấm các loại xe cơ giới vượt nhau, đặt biển số P.125 “Cấm vượt”.
b) Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới vượt nhau (kể cả xe được ưu tiên theo quy định) nhưng được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy.
c) Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số P.133 “Hết cấm vượt” hoặc đến vị trí đặt biển số P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.
2. Biển số P.126 “Cấm xe ô tô tải vượt”
a) Để báo cấm các loại ô tô tải vượt xe cơ giới khác, đặt biển số P.126 “Cấm xe ô tô tải vượt”.
b) Biển có hiệu lực cấm các loại ôtô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn 3.500 kg kể cả các xe được ưu tiên theo quy định vượt xe cơ giới khác. Được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy.
c) Biển không có giá trị cấm các loại xe cơ giới khác vượt nhau và vượt ô tô tải.
d) Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số DP.133 “Hết cấm vượt” hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.
Như vậy, theo quy định trên: Biển báo P.125 là cấm vượt đối với các loại xe cơ giới, còn biển báo P.126 là cấm xe ô tô tải vượt. Căn cứ tại Khoản 3.18 và 3.25 Điều 3 Quy chuẩn 41/2019/BGTVT quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
3.18. Xe cơ giới là chỉ các loại xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ôtô; xe máy 2 bánh; xe máy 3 bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ. Xe cơ giới bao gồm cả tàu điện bánh lốp (là loại tàu dùng điện nhưng không chạy trên đường ray).
3.25. Ô tô tải (hay còn gọi là xe tải) là xe ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa (bao gồm cả ô tô đầu kéo, ô tô kéo rơ moóc và các loại xe như xe PICK UP, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950 kg trở lên).”
Từ quy định trên, phạm vi cấm vượt đối với biển P.125 rộng hơn phạm vi cấm của Biển P.126. Biển báo cấm vượt P.126 cấm xe cơ giới là cấm toàn bộ xe tham gia giao thông, còn biển P.126 chỉ cấm đối với xe ô tô tải.
+) Nếu trên đoạn đường để biển báo cấm P.126 thì chỉ áp dụng cấm vượt với xe ô tô tải còn những xe khác có thể vượt bình thường;
+) Nếu trên đoạn đường để biến báo cấm P.125 thì áp dụng đối với tất cả các loại xe đang lưu thông trên tuyến đường đó
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Truy thu phí bảo trì đường bộ khi đi gia hạn đăng kiểm xe
- Không mang theo Giấy đăng ký xe nhưng để quá hạn biên bản
- Thủ tục cấp lại đăng ký xe bị mất đối với xe máy theo quy định của pháp luật
- Lỗi ô tô kinh doanh vận tải không có dây an toàn tại vị trí ngồi
- Đăng ký xe và cấp biển số mới cho xe ô tô 29 chỗ phải chịu mức phí nào?