Nội dung câu hỏi:
Tôi đi xe máy trên đường thì có gặp biển báo cấm vượt. Tuy nhiên, biển này có hình hai chiếc ô tô. Tôi đi thì có vượt qua một chiếc ô tô con thì bị cảnh sát giao thông phạt lỗi vượt trái quy định. Tôi muốn hỏi biển này có phải là biển cấm 2 xe ô tô vượt nhau, còn một biển cấm xe ô tô tải vượt. Tôi vượt như vậy có đúng không và mức phạt là bao nhiêu tiền? Trường hợp tôi bị phạt thì CSGT có quyền tạm giữ giấy phép lái xe của tôi không? Có phải bị tạm giữ giấy phép lái xe thì không được điều khiển xe đúng không?
Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Quy định về biển cấm vượt P.125 và P.126
Theo quy định của Quy chuẩn 41/2019, biển cấm vượt có hai biển là biển số P.125 và P.126.
Biển P.125 là biển báo cấm vượt. Hình thể hiện rõ 2 ô tô con có màu đen và màu đỏ. Biển này cấm các loại xe cơ giới vượt nhau kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định nhưng được phép vượt xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy.
Biển P.126 là biển báo cấm ô tô tải vượt. Hình thể hiện 1 ô tô con và ô tô tải. Cấm tất cả các loại ô tô tải có trọng lượng lớn nhất cho phép (bao gồm trọng lượng xe và hàng) trên 3.5 tấn kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định vượt nhau. Được phép vượt xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy.
Nếu bạn mô tả biển báo hiệu là đúng thì biển bạn nhìn thấy được xác định là biển báo cấm vượt có mã số 125. Trong trường hợp có biển này tất cả các loại xe cơ giới đều được xác định là cấm vượt mà không phải chỉ cấm vượt với xe ô tô con, tuy nhiên được phép vượt xe máy hai bánh, xe gắn máy.
Như vậy khi bạn vượt các xe cơ giới khác ở đoạn đường này bị cảnh sát giao thông bắt giữ là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.
-->Vượt xe khác không đúng quy định
Quy định về xử phạt người điều khiển xe máy vượt nơi có biển cấm vượt
Về lỗi xử phạt khi vượt trong các trường hợp cấm, điểm c khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;”.
Như vậy, khi bạn vượt xe trong những trường hợp cấm vượt (vượt tại nơi có biển cấm vượt) sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Mức xử phạt trung bình là 800.000 đồng
-->Vượt xe trong các trường hợp cấm thì phạt bao nhiêu tiền?
Vượt khi có biển cấm vượt có bị tạm giữ giấy tờ không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ, đường sắt.
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”
Theo quy định trên thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ giấy tờ liên quan đến người điều khiển phương tiện để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt.
Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Tham gia giao thông khi đang bị thu giữ giấy phép lái xe
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
“2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”
Như vậy, trong thời gian bị tạm giữ giấy phép lái xe, bạn vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Khi bị cảnh sát kiểm tra, bạn có thể xuất trình biên bản xử phạt giao thông. Biên bản này có giá trị thay thế cho giấy tờ xe bị thu giữ.
Chỉ khi quá thời hạn hẹn đến giải quyết trong biên bản xử phạt mà bạn vẫn chưa đến cơ quan công an để tiến hành xử phạt mà vẫn tiếp tục lái xe máy sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy phép lái xe.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm khi tham gia giao thông, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Xử phạt lỗi đi ô tô vượt xe trong trường hợp không được vượt xe
- Xử phạt khi người 14 tuổi điều khiển xe máy vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm
- Điều khiển xe tải vượt đèn đỏ thì có bị tước giấy phép lái xe hay không?
- Xử phạt người điều khiển ô tô chạy quá tốc độ 36km/h
- Thời hạn có giá trị của phù hiệu xe nội bộ
- Kích thước chở hàng của xe máy được quy định như thế nào?