Trách nhiệm bồi thường khi điều khiển xe máy không quan sát gây tai nạn.
Tôi đi xe máy đi đúng phần đường, làn đường không có cồn trong người và có đầy đủ giấy tờ. Tuy nhiên khi đi thì không may có va chạm với một bà cụ ở rìa đường và bà có ngã dẫn đến tai nạn. Ngay sau đó tôi và những người dân xung quanh có đưa bà đến trạm để cấp cứu và chuyển lên bệnh viện chụp chiếu thì bà bị gãy xương cổ tay, 3 xương sườn ngoài ra không ảnh hưởng gì hết. Vụ tai nạn xảy ra có công an đến đo vẽ và lập hồ sơ. Tôi đã đưa trước 5tr cho gia đình bà để lo chăm bà trong viện. Nay họ yêu cầu tôi phải bồi thường 30tr vì sợ sau này bà có biến chứng nặng hơn…. Bà nằm viện có thẻ dân tộc nên chưa mất phí gì thêm. Vậy họ đòi bồi thường vậy có hợp lý không và tôi phải bồi thường bao nhiêu ạ? Hơn nữa, với lỗi là đi không chú ý quan sát thì tôi sẽ bị phạt thế nào ạ? Xin cảm ơn !
- Trách nhiệm bồi thường dân sự khi xảy ra tai nạn giao thông
- Trách nhiệm hình sự khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người
- Mức bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn làm ảnh hưởng đến sức khỏe người khác
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức phạt điều khiển xe máy gây tai nạn:
Căn cứ Điểm b Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, theo đó:
“7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này; “
Hơn nữa, theo quy định tại Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
“10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;”
Theo những quy định trên, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn điều khiển xe máy không chú ý quan sát gay tai nạn thì sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.
Thứ hai, mức bồi thường thiệt hại :
Căn cứ Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, thì chi phí bồi thường thiệt hại bao gồm chi phí về:
– Việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Bù đắp tổn thất về tinh thần ( tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở )
Như vậy, trường hợp hợp bạn gây tai nạn cho bà cụ thì sẽ phải bồi thường những khoản chi phí như trên, việc bồi thường sẽ do 2 bên chủ động thỏa thuận. Nếu bạn thấy mức bồi thường họ đưa ra không hợp lý hoặc không thể thỏa thuận thì có thể đưa Tòa án xác định dựa trên thiệt hại của người bị nạn cũng như mức độ lỗi của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác có liên quan như:
- Có phải bồi thường cho người bị thiệt hại trong tai nạn giao thông
- Bồi thường thiệt hại về tính mạng do tai nạn giao thông
Nếu còn vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Mức phạt lỗi không có danh sách hành khách theo quy định
- Ô tô có được phép quay đầu tại nơi có biển cấm rẽ trái?
- Khi chở hàng quá trọng tải người điều khiển bị phạt như thế nào?
- Xe ô tô có được chở đất đá vượt quá chiều cao của thùng không?
- Đăng ký xe và cấp biển số mới cho xe ô tô 29 chỗ phải chịu mức phí nào?