Vì sao cho người chưa thành niên mượn xe lại bị phạt tiền? Tôi đưa xe cho con tôi (17 tuổi) sử dụng thì bị cảnh sát bắt với các lỗi không đủ tuổi điều khiển xe, không đội mũ bảo hiểm và chở theo 2 người ngồi sau không đội mũ. Cho tôi hỏi con tôi bị xử phạt bao nhiêu tiền. Tôi không hiểu tại sao tôi không sử dụng xe mà lại bị phạt tiền trong khi con tôi đã bị phạt? Mong quý công ty giải đáp thắc mắc giúp tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về cho người chưa thành niên mượn xe Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, xử phạt người người 17 tuổi điều khiển xe máy
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:
“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1.Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
Căn cứ vào điểm a khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
Theo quy định trên, con bạn là người chưa đủ tuổi để điều khiển xe có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên do đó, con bạn sẽ bị phạt hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày (Điểm i khoản 1 Điều 82 Nghị định trên).
-->Độ tuổi của người lái xe theo quy định pháp luật hiện hành
Thứ hai, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy;
Căn cứ vào điểm i khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
Như vậy, người điều khiển phương tiện không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
-->Mức phạt khi không đủ tuổi điều khiển xe máy trên 50cc và không đội mũ bảo hiểm
Thứ ba, hành vi không mang Giấy đăng ký xe;
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
2.Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;”
Như vậy, khi điều khiển xe không mang giấy đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Tuy nhiên, căn cứ thêm vào Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên như sau:
“Điều 134. Nguyên tắc xử lý
3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;”
Như vậy, trường hợp con bạn 17 tuổi vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng; lỗi điều khiển xe không mang giấy đăng ký xe bạn thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Riêng đối với lỗi không đủ tuổi điều khiển xe máy trên 50cc thì bạn vẫn sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Luật sư tư vấn trực tuyến giao thông 24/7: 1900 6172
Thứ tư, xử phạt người cho người chưa thành niên mượn xe
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt khi cho người chưa thành niên mượn xe:
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).
Theo đó bạn giao xe cho em bạn mới 17 tuổi điều khiển trường hợp này bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Như vậy
Theo quy định trên thì dù bạn không tham gia giao thông nhưng bạn vẫn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cho người chưa thành niên mượn xe. Theo đó, bạn có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc về vấn đề vì sao cho người chưa thành niên mượn xe lại bị phạt tiền? bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-->Giao xe máy cho con chưa đủ tuổi lái xe thì bố mẹ có bị xử phạt không
- Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải chở hàng quá chiều cao
- Thủ tục xin gia hạn giấy phép kinh doanh vận tải hành khách
- Dừng và đỗ xe tại nơi có biển cấm dừng xe và đỗ xe
- Lắp thêm đèn led trợ sáng cho xe máy có bị xử phạt không?
- Đổi tên và trụ sở công ty có cần cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải không?