Xe chở hàng quá trọng tải thiết kế thì mức phạt bao nhiêu?
Xe chở hàng quá trọng tải thiết kế thì mức phạt bao nhiêu? Tôi có chiếc xe tải có Khối lượng hàng chuyên chở ghi trong đăng kiểm là 4 tấn. Hiện nay, tôi bị thanh tra giao thông cân tải và xác định hàng trên xe tôi là 7 tấn. Vậy cho tôi hỏi mức xử phạt của tôi là bao nhiêu? Tôi có nghe nói xe đứng tên tôi nhưng đã cho vào hợp tác xã để cấp phù hiệu thì mức xử phạt sẽ cao hơn. Như vậy có đúng không?
- Xử phạt lỗi điều khiển xe chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế
- Điều khiển xe chở hàng quá trọng tải thiết kế
Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Xe chở hàng quá trọng tải thiết kế thì mức phạt bao nhiêu của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về cách tính % vượt quá trọng tải thiết kế của xe
Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT thì:
“9. Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.”
Theo đó, xe vượt quá trọng tải được hiểu là xe chở hàng vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vê môi trường (đăng kiểm xe). Cách tính mức quá trọng tải của bạn trong trường hợp này như sau:
+) Khối lượng hàng chở quá tải = 7 tấn – 4 tấn = 3 tấn ;
+) Phần trăm quá tải = 3 tấn : 4 tấn x 100% = 75%.
Thứ hai, quy định về xác định chủ phương tiện
Căn cứ theo khoản 6 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
6. Chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này là một trong các đối tượng sau đây:
d) Đối với phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã và được hợp tác xã đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì hợp tác xã đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;”
Như vậy, theo quy định trên trường hợp xe đã gia nhập hợp tác xã thì hợp tác xã sẽ là đối tượng được áp dụng xử phạt như chủ phương tiện. Do đó, trường hợp của bạn không được xác định vừa là người điều khiển vừa là chủ phương tiện.
Thứ ba, mức phạt đối với người điều khiển phương tiện chở hàng quá trọng tải thiết kế
Căn cứ khoản 6 và điểm a khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%;
9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;“
Như vậy, với trường hợp này, bạn chở hàng quá trọng tải 75% bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Thứ tư, xử phạt đối với chủ phương tiện chở hàng quá trọng tải thiết kế
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 10 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
10. Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Điểm b Khoản 6 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 6 Điều 24 Nghị định này;”
Như vậy, chủ phương tiện thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Điểm a khoản 6 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với tổ chức.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề xe chở hàng quá trọng tải thiết kế của xe thì mức phạt bao nhiêu?, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
--> Trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông có bị tịch thu phương tiện không?
- Lệ phí đăng ký cấp biển cho xe máy chuyên dùng và phí thi sát hạch lại lý thuyết
- Xử phạt đối với lỗi điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe
- Xử phạt người điều khiển xe máy chở 2 người đi cấp cứu không đội mũ bảo hiểm
- Chở hàng hóa nguy hiểm trên xe chở khách bị phạt như thế nào?
- Hồ sơ để thi bằng lái A2 theo quy định pháp luật hiện hành