Xe máy điện vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Trên đường đi làm, do không để ý tín hiệu giao thông nên tôi đã điều khiển xe máy điện vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm. Cảnh sát giao thông phạt tôi 1.050.000 đồng do vượt đèn đỏ và không đội mũ. Tuy nhiên tôi được biết mức phạt đó là đối với xe máy, tôi đi xe máy điện thì mức phạt là bao nhiêu? Cảnh sát phạt tôi như vậy có đúng không? Trường hợp tôi muốn nộp phạt tại chỗ thì có được không? Nếu không được nộp phạt tại chỗ thì tôi có thể nhờ người khác đi nộp phạt thay được không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp xe máy điện vượt đèn đỏ Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về vấn đề xử phạt người điều khiển xe máy điện vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm
Theo quy định tại Điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, theo quy định này thì người điều khiển xe máy điện vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trường hợp bạn điều khiển xe máy điện chưa có bằng lái xe tương ứng nên bạn không bị tước Giấy phép lái xe.
-->Vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
“d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.”
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật giao thông đường bộ như sau:
Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Như vậy, theo quy định trên thì người điều khiển xe máy điện (xe gắn máy) phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Căn cứ vào điểm i khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;”
Theo quy định trên, khi người điều khiển xe máy điện không đội mũ bảo hiểm thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Đồng thời, căn cứ Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định như sau:
“Điều 23. Phạt tiền
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.”
Trường hợp của bạn với hai lỗi điều khiển xe máy điện vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt tiền từ 800.000 đến 1.300.000 đồng. Trường hợp bạn không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì bạn sẽ bị xử phạt mức trung bình là 1.050.000 đồng. Do đó, việc CSGT ra quyết định xử phạt 1.0500.000 đồng đối với bạn là đúng quy định của pháp luật.
-->Quy định về việc điều khiển xe máy điện đối với học sinh hiện nay
Thứ hai, về vấn đề nộp phạt tại chỗ
Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:
“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”.
Mặt khác, Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định:
“Điều 69. Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân; tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân; tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này”.
Như vậy:
Theo quy định hiện hành, trường hợp xử phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và không phải được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì không cần lập biên bản. Người có thẩm quyền xử phạt (CSGT) phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ, đồng thời giao cho người vi phạm 01 bản. Do đó, trường hợp bạn bị áp dụng hình thức xử phạt tiền 1.050.000 đồng thì không được phép nộp phạt tại chỗ.
Dịch vụ tư vấn về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ ba, về vấn đề nhờ người đi nộp phạt giao thông
Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 về đại diện theo ủy quyền:
“1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Do đó, bạn có thể nhờ người khác nộp phạt vi phạm giao thông cho mình.
Lưu ý, khi làm văn bản ủy quyền phải có dấu xác nhận chữ ký của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng. Trong văn bản ủy quyền cần ghi rõ số CMND của bạn và người được ủy quyền. Và khi có đủ các loại giấy tờ trên, CSGT sẽ tiến hành giải quyết làm các thủ tục xử lý vi phạm trả lại giấy tờ xe cho người được ủy quyền theo quy định.
Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc về vấn đề Xe máy điện vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu tiền? bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyển 24/7: 1900.6172 để được tổng đài tư vấn.
-->Xử phạt đối với hành vi vượt đèn vàng khi tham gia giao thông
- Mức xử phạt xe ô tô khách không gắn phù hiệu
- Chậm nộp phạt khi vi luật phạm giao thông sẽ bị xử lí thế nào?
- Lỗi lắp thêm đèn chiếu sáng phía trước khi điều khiển xe ô tô
- Ô tô tải chở hàng hoá có phải niêm yết thông tin hợp tác xã không?
- Quá thời hạn mà vẫn chưa đi đăng kiểm lại thì có bị phạt không?