Nội dung câu hỏi:
Em có vấn đề về việc điều khiển xe máy điện đối với học sinh hiện nay như sau muốn được anh/chị tư vấn giùm. Em có nghe nói về việc học sinh hiện nay không được đi xe máy điện. Tại sao lại như vậy và quy định đó thì khi nào áp dụng? Trường hợp chưa đủ tuổi mà điều khiển xe máy điện thì bị xử phạt như thế nào? Trường hợp đủ 16 tuổi điều khiển xe máy điện nhưng chưa đăng ký và cấp biển số thì có bị phạt không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề: Quy định về việc điều khiển xe máy điện đối với học sinh hiện nay, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Quy định về việc điều khiển xe máy điện đối với học sinh hiện nay
Căn cứ Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về việc điều khiển xe máy điện đối với học sinh hiện nay:
“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3; người từ đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên.
Học sinh có được điều khiển xe máy điện không?
Bên cạnh đó, theo Quy chuẩn 41/2016 quy định về xe gắn máy như sau:
“3.40. Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không lớn hơn 50 cm3.”
Căn cứ theo điểm d, đ Khoản 1, Điều 3, Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:
d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;
Theo định nghĩa của quy chuẩn 41/2016 thì xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện mà không phải động cơ nhiệt. Nếu như vậy, độ tuổi của học sinh là dưới 18 tuổi, do đó, học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên được phép điều khiển xe máy điện mà không bị phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Việc cấm học sinh điều khiển xe máy điện hiện nay là không có. Có thể bạn đã nghe sai thông tin hoặc có đọc thông tin nhưng chưa hiểu hết về vấn đề này.
Hiện nay, thực hiện Công điện số 05/CĐ-TTg ngày 25/2/2016 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tăng cường thực hiện quy định pháp luật về an toàn kỹ thuật phương tiện đối với phương tiện cơ giới đường bộ và đường thủy nội địa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo; các đại học, học viện; các trường đại học, cao đẳng và trung cấp tổ chức cho học sinh, sinh viên ký cam kết không điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật; không điều khiển xe máy điện, mô tô điện chưa đăng ký và gắn biển số.
Tóm lại, theo Công điện số 05/CĐ-TTg ngày 25/2/2016 sinh viên, học sinh phải điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ phải đủ tuổi và có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó không được điều khiển xe máy điện, mô tô điện chưa đăng ký và gắn biển số.
Vậy, học sinh hiện nay vẫn được đi xe máy điện và mô tô điện, tuy nhiên phải tiến hành đăng ký và gắn biển số xe theo đúng quy định của pháp luật.
Quy định về việc xử phạt điều khiển xe máy điện khi chưa đủ 16 tuổi
Căn cứ khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Điều 134. Nguyên tắc xử lý
3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.”
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt Việc điều khiển xe máy điện:
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.”
Như vậy theo quy định của pháp luật trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền; do đó với lỗi chưa đủ tuổi điều khiển xe máy điện thì chỉ bị phạt cảnh cáo.
-->Có được phạt lỗi không có bằng lái xe với người 17 tuổi đi xe máy điện
Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Mức phạt người giao xe máy điện cho người chưa đủ điều kiện lái xe;
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);”
Mức phạt điều khiển xe máy điện chưa đăng ký xe và biển số
Căn cứ Khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định;
c) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành đối với lỗi điều khiển xe máy điện chưa có đăng ký và biển số xe thì sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
Bên cạnh đó, về nguyên tắc xử phạt hành chính đối với người chưa thành niên được quy định tại Khoản 3, Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“3. ..Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay“.
Như vậy, theo quy định trên thì mức phạt tiền đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không quá 1/2 mức phạt tiền áp dụng đối với người thành niên và nếu không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay. Do đó, đối với lỗi điều khiển xe máy điện khi chưa có đăng ký và biển số sẽ bị phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về quy định về việc điều khiển xe máy điện đối với học sinh hiện nay bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
-->Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh