Xử phạt người có giấy phép lái xe B2 mà điều khiển máy kéo rơ mooc trên 3.500kg
Tôi có giấy phép lái xe B2 mà muốn điều khiển máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế trên 3.500 kg thì có được không? Nếu không được mà tôi vẫn điều khiển xe máy kéo trên thì có bị phạt không?
- Thủ tục sang tên, di chuyển xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác
- Sang tên xe máy trong cùng tỉnh thì cần những giấy tờ gì?
- Đăng ký sang tên xe khi không có hồ sơ gốc
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về các loại phương tiện được phép điều khiển với bằng lái xe hạng B2
Căn cứ khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT:
“Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe
5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.
6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
8. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, với giấy phép lái xe B2, bạn không được điều khiển máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế trên 3.500 kg.
Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Thứ hai, về xử phạt đối với trường hợp hạng B2 điều khiển máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế trên 3.500 kg
Căn cứ Điểm a khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP :
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;”
Bên cạnh đó, căn cứ Điểm i khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP :
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
i) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 21;”
Như vậy, nếu bạn chỉ có Giấy phép lái xe B2 nhưng vẫn điều khiển xe máy kéo, bạn sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, đồng thời tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Điều kiện về sức khỏe đối với người thi bằng lái xe hạng B1
Tốc độ tối đa của ô tô trong khu đông dân cư
Mọi thắc mắc liên quan đến xử phạt vi phạm giao thông, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Người điều khiển phương tiện cần phải làm gì khi dừng xe, đỗ xe?
- Sang tên xe khi đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người
- Quy định pháp luật về gắn phù hiệu và thiết bị giám sát hành trình
- Mức xử phạt lỗi điều khiển xe ô tô không đủ hệ thống hãm năm 2023
- Quy định về việc cấp chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ du lịch