Gây thương tích nhưng lại đe dọa nạn nhân không được tố cáo
Cháu cần tư vấn vụ việc sau đây: bố cháu bị hàng xóm đánh gây thương tích, bố cháu có đi viện khám thì tỉ lệ thương tích là 23%. Hiện giờ nhà hàng xóm đang đe dọa gia đình cháu không được tố cáo, nếu tố cáo thì nhà cháu sẽ sống không được yên ổn và tố cáo cũng không giải quyết được gì vì nhà người ta có quan hệ với chính quyền. Luật sư tư vấn cho cháu trường hợp nhà cháu với ạ? Để gia đình cháu đòi lại được công lý.
- Tư vấn về trường hợp giết người và cố ý gây thương tích theo luật hình sự 2015
- Tư vấn tội cố ý gây thương tích
- Tư vấn về trường hợp cố ý gây thương tích hay phòng vệ chính đáng
Tư vấn pháp luật hình sự:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Gây thương tích nhưng lại đe dọa nạn nhân không được tố cáo, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về hành vi gây thương tích cho bố bạn
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
……
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”
Theo thông tin bạn cung cấp thì bố bạn bị hàng xóm đánh, khi đi khám thì tỉ lệ tổn thương cơ thể 23% (từ 11% đến 30%) nên hàng xóm nhà bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 về “Tội cố ý gây thương tích” với hình phạt bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Ngoài ra, hàng xóm nhà bạn có hành vi dọa gia đình bạn không được tố cáo, nếu tố cáo thì nhà bạn sẽ sống không được sống yên ổn và tố cáo cũng không giải quyết được gì vì nhà người ta có quan hệ với chính quyền thì hành vi trên là tình tiết tăng nặng được quy định tại Điểm p Khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
“p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.”
Thứ hai, về việc tố giác tội phạm
Căn cứ theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về căn cứ khởi tố vụ án hình sự
“Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
- Tố giác của cá nhân;
- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
- Người phạm tội tự thú.”
Theo đó, hành vi của hàng xóm nhà bạn đã có dấu hiệu cấu thành tội cố ý gây thương tích nên gia đình bạn có thể đến trình báo tại Cơ quan công an cấp huyện nơi gia đình bạn cư trú để được giải quyết.
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900.6172
Kết luận
Như vậy, với hành vi đánh bố bạn thương tích 23% thì hàng xóm nhà bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội cố ý gây thương tích” còn hành vi đe dọa gia đình bạn thì chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy hành vi này không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng lại là một trong căn cứ để người phạm tội bị tăng nặng trách nhiệm hình sự. Để bảo vệ quyền lợi của gia đình thì bạn có thể trình báo tại Cơ quan công an cấp huyện nơi gia đình bạn cư trú để được giải quyết.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Gây thương tích nhưng lại đe dọa nạn nhân không được tố cáo. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Tư vấn về trường hợp cố ý gây thương tích hay phòng vệ chính đáng
- Tư vấn về cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng về chính đáng
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
- Không biết người khác chơi bạc trong nhà mình thì có phạm tội gá bạc không?
- Biện pháp hòa giải tại cộng đồng áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm tội giao cấu với người dưới 16 tuổi
- Tư vấn về hình phạt bổ sung tịch thu tài sản
- Lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt và lừa đảo chiếm đoạt tài sản