19006172

Lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt và lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt và lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Luật sư cho tôi tư trường hợp của tôi có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác  không: tôi có chơi họ (hụi) với 1 người gần nhà với số tiền đã đóng là 800 triệu đồng, đến kỳ hạn đến lấy thì người đó bảo không có khả năng chi trả và bảo chờ người ta bán đất xong thì sẽ trả cho tôi trước một nửa. Nhưng tôi được biết là họ còn nợ rất nhiều người nữa giống như tôi, giờ tôi cũng chẳng mong sẽ lấy lại được tiền. Chỉ mong họ phải chịu hình thức xử lý xác đáng? Để không phải có nhiều người giống như tôi là nạn nhân nữa.



Tư vấn pháp luật Hình sựlừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Trường hợp 1: Nếu người nhận hụi có ý định lừa bạn và những người khác giao tiền cho họ để chiếm đoạt tài sản, dùng thủ đoạn gian dối để thực hiện được mục đích chiếm đoạt tài sản của mình,  thì chủ hụi sẽ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 174  Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

…..

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172

Như vậy, hành vi của người nhận hụi đó có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì mức tiền lừa đảo rất lớn trên 500 triệu đồng nên người này có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” 

Trường hợp 2 : Nếu chủ hụi nhận hụi là thật nhưng sau đó nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản, rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả hay đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản, thì người chủ hụi sẽ phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 175  Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

“Điều 175 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Như vậy, nếu trường hợp này người nhận hụi sẽ có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trường hợp 3: Nếu người nhận hụi không có ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người góp tiền, nhưng do làm ăn thua lỗ,.. không đủ tiền tri trả cho những người góp hụi.

Trong trường hợp này người nhận hụi sẽ không bị truy cứu trách nghiệm hình sự, mà đó chỉ là trách nghiệm dân sự. Bạn có thể khởi kiện người đó ra tòa án để đòi lại quyền lợi cho mình.

Bạn tham khảo thêm tại bài viết sau: 

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

 

Bài viết cùng chủ đề:

luatannam