Tư vấn về giết người khi tinh thần bị kích động mạnh do người 17 tuổi thực hiện
Gia đình tôi đang có việc như sau: Em trai tôi năm nay 17 tuổi và chưa có tiền án tiền sự. Vừa rồi có người đến nhà tôi đòi nợ, chửi bới rồi đánh cha tôi, em trai tôi vì bức xúc quá, tinh thần bị kích động mạnh nên đã dùng dao đâm người ta vào bụng và tử vong trên đường đi cấp cứu. Vậy luật sư cho tôi hỏi em trai tôi phạm tội giết người khi tinh thần bị kích động mạnh không và có bị tử hình không ạ?
- Tư vấn về trường hợp cố ý gây thương tích hay phòng vệ chính đáng
- Tư vấn về cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng về chính đáng
- Có phạm tội cố ý gây thương tích?
Tư vấn pháp luật hình sự:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn: Tư vấn về giết người khi tinh thần bị kích động mạnh do người 17 tuổi thực hiện. Chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Xét trường hợp của bạn:
+ Có người đến nhà đòi nợ, chửi bới rồi đánh cha bạn
+ Hành vi đó của người đòi nợ là nguyên nhân khiến em trai bạn bức xúc, bị kích động tinh thần và đã dùng dao đâm người ta vào bụng.
Căn cứ Nghị quyết số 04-HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thầm phán TANDTC, hướng dẫn áp dụng một số quy định của phần các tội phạm của BLHS năm 1985, mà theo đó, tại ý 1 của Điểm b Mục 1 Chương 2 có nêu rõ:
“– Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh. …
Trong trường hợp cá biệt hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân cấu thành tội phạm nhưng là tội phạm ít nghiêm trọng (như tội làm nhục người khác, tội vu khống) thì cũng được coi là giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh và được xử lý theo Điều 101, khoản 3. Thí dụ: hai anh em đồng hao ở chung nhà bố mẹ vợ, người anh thường xuyên làm nhục thô bạo và trắng trợn vu khống người em, đến thời điểm nào đó lại lăng nhục người em nên người anh bị em giết.
Đối với trường hợp người dùng chất say (uống rượu) hoặc chất kích thích mạnh khác mà bị say, nhân có hành vi trái pháp luật không nghiêm trọng của nạn nhân mà thực hiện hành vi giết người, thì không coi là trường hợp phạm tội do bị kích động mạnh. Phải tùy theo hoàn cảnh, tính chất và mức độ sai trái của hành vi do nạn nhân thực hiện cũng như các tình tiết khác của vụ án, mà xử lý theo Điều 101 về tội giết người.
– Để có thể xác định tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh hay không và để phân biệt giữa “kích động” với “kích động mạnh”, cần xem xét một cách khác quan, toàn diện các mặt: thời gian, hoàn cảnh, địa điểm, diễn biến, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của sự việc; mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội, trình độ văn hóa, chính trị, tính tình, cá tính của mỗi bên: mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội”.
Để xét em bạn có phải phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hay không cần xem xét một cách khách quan, toàn diện các mặt: thời gian, hoàn cảnh, địa điểm, diễn biến, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của sự việc; mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội, trình độ văn hóa, chính trị, tính tình, cá tính của mỗi bên: mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội.
Do không đủ thông tin nên chúng tôi chưa thể xác định rõ tội danh em bạn, tuy nhiên có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Nếu xét tất cả các mặt, hành vi của em bạn được coi là “kích động mạnh”, vậy em bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Căn cứ quy định tại Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
“Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”
Theo đó, người phạm tội này có thể chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt từ 06 tháng đến 03 năm tù.
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900.6172
Trường hợp 2: Nếu xét tất cả các mặt, hành vi của em bạn không được coi là “kích động mạnh”, vậy em bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội giết người.
Căn cứ quy định tại Điều 123 Tội giết người Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội giết người
“Điều 123. Tội giết người:
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.“
Theo đó, trong trường hợp này em trai bạn giết một người và không có tình tiết tăng nặng thuộc Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm tại Khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) với mức hình phạt từ 07 năm đến 15 năm tù.
Tuy nhiên, em trai bạn mới 17 tuổi. Nên theo quy định tại Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
“Điều 101. Tù có thời hạn
Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;“
Như vậy, kết hợp các quy định trên,
– Nếu em trai bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, em bạn sẽ có thể bị truy cứu với mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm được quy định tại Khoản 1 Điều 125 Bộ luật hình sự.
– Nếu em trai bạn bị truy cứu về tội giết người, em bạn sẽ có thể bị truy cứu với mức hình phạt không quá mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được quy định tại Khoản 2 Điều 125 Bộ luật hình sự.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Tư vấn về giết người khi tinh thần bị kích động mạnh do người 17 tuổi thực hiện. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Người dưới 18 tuổi dùng dao đâm bạn thì phạm tội gì
- Tư vấn về trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong Bộ luật hình sự
Trong quá trình còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Bảo vệ ngủ quên gây mất tài sản của doanh nghiệp có phạm tội không
- Bị cưỡng dâm và cưỡng đoạt tài sản phải giải quyết như thế nào?
- Gia đình có phải trả nợ thay cho người thân vay nặng lãi bỏ trốn không?
- Tư vấn về những điểm mới của Tội đưa hối lộ theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015
- Quan hệ với người 17 tuổi dẫn đến có thai thì có phạm tội?