Nhập quốc tịch Việt Nam cho người đang sinh sống tại nước ngoài
Tôi có dì hiện đang sinh sống tại nước ngoài. Nay dì tôi muốn về Việt Nam để nhập quốc tịch Việt Nam thì thủ tục như thế nào?
- Hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và người không có quốc tịch tại Việt Nam
- Thẩm quyền bổ sung, thay đổi hộ tịch
- Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ và con
Tư vấn Hôn nhân gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho người đang sinh sống tại nước ngoài; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về điều kiện được gia nhập quốc tịch Việt Nam
Căn cứ Điều 19 Luật quốc tịch số 24/2008/QH12 quy định như sau:
“Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam
1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này,trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam”.
Như vậy, dì của bạn muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì phải đảm bảo các điều kiện:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
– Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam;
– Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
– Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, dì bạn muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài và phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do dì bạn lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Thứ hai, về thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam
Căn cứ Khoản 1, Điều 20 Luật quốc tịch năm 2008 quy định như sau:
“Điều 20. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
1. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộchiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
c) Bản khai lý lịch;
d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
đ) Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
e) Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
g) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam”.
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172
Dì của bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
– Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
– Bản khai lý lịch;
– Phiếu lý lịch tư pháp (được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ);
– Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
– Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
– Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
Hồ sơ trên nộp cho Sở Tư pháp nơi dì bạn cư trú. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp sẽ thông báo để dì bạn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Kết luận:
Tóm lại, nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên thì dì bạn có thể nộp hồ sơ để được nhập quốc tịch Việt Nam.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Ép con kết hôn để được nhận sự hỗ trợ về vật chất
- Làm giấy khai sinh cho con nhờ mang thai hộ như thế nào?
- Có thể tiến hành ly hôn vì lý do bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm
- Định nghĩa về việc sống chung như vợ chồng theo quy định của pháp luật
- Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân