Hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và người không có quốc tịch tại Việt Nam
Xin tổng đài tư vấn về kết hôn với người không có quốc tịch Việt Nam. Tôi là công dân Việt Nam, đang làm việc tại doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay tôi muốn đăng ký hết hôn với người yêu là người không có quốc tịch Việt Nam thì tôi phải có những giấy tờ gì?
Bài viết liên quan:
- Xử lý nhà ở trên đất đứng tên người khác khi vợ chồng ly hôn
- Chia tài sản là quyền sử dụng đất khi ly hôn
- Gia đình chồng ngăn cản không cho gặp con sau ly hôn
Tư vấn Hôn nhân gia đình
Trường hợp về kết hôn với người không có quốc tịch Việt Nam, Tổng đài tư vấn xin trả lời bạn như sau:
Căn cứ Điều 6 Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 về quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân:
“1. Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch“.
Với quy định trên người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện theo khoản 2 Điều 7 Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014.
Và trường hợp kết hôn thì hồ sơ đăng ký kết hôn quy định tại Điều 20 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 như sau:
“1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định;
b) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
d) Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau)“.
Và cụ thể được hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư số 02a/2015/TT-BTP ngày 23 tháng 2 năm 2015 như sau:
“Hồ sơ đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP và được hướng dẫn như sau:
1. Về Tờ khai đăng ký kết hôn
Mỗi bên phải làm Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định, ghi thông tin của hai bên nam, nữ; ký, ghi rõ họ tên của người làm Tờ khai. Trường hợp cả hai bên có mặt khi nộp hồ sơ thì chỉ cần làm 01 Tờ khai đăng ký kết hôn, ghi thông tin của hai bên nam, nữ; ký, ghi rõ họ tên của hai người.
Nếu Tờ khai đăng ký kết hôn đã có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam thì không phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Nếu đã có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì không phải xác nhận vào Tờ khai đăng ký kết hôn.
Khi nộp hồ sơ, người có yêu cầu đăng ký kết hôn phải xuất trình giấy tờ chứng minh về nhân thân như: Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế khác (bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp lệ) đã ghi trong Tờ khai đăng ký kết hôn để kiểm tra, đối chiếu.
2. Về giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân
a) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (không đồng thời có quốc tịch nước ngoài) nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện tại nước mà người đó cư trú cấp hoặc giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, nơi người đó cư trú cấp.
b) Người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú cấp“.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, theo quy định trên để có thể kết hôn với người không có quốc tịch trước hết người yêu bạn phải đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, nếu chưa đăng ký.
Và hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm:
Một là, tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu) và có dán cả ảnh của hai người.
Hai là, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của bạn được cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ; người yêu của bạn phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú cấp.
Ba là, Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
Bốn là, Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
Năm là, sao sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam).
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và người không có quốc tịch tại Việt Nam.
Mọi vấn đề vướng mắc về kết hôn với người không có quốc tịch Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Quy định về cấm kết hôn trong phạm vi ba đời như thế nào?
- Yêu cầu chấm dứt việc nhận nuôi con nuôi với con riêng của vợ
- Tội trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo Bộ luật hình sự 2015
- Giành quyền nuôi dưỡng cả hai con dưới 7 tuổi sau khi ly hôn
- Xin nhận lại con ruột đã giao cho người khác làm con nuôi hợp pháp