Bồi thường khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
Xin chào tổng đài tư vấn cho tôi hỏi về vấn đề Bồi thường khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Tôi ký HĐLĐ với thời hạn 1 năm với công ty đầu tư, sau thời gian làm việc được 7 tháng thì tôi thấy công việc không phù hợp nên tôi viết đơn xin nghỉ việc. Theo tôi được biết thì tôi sẽ phải thông báo trước 30 ngày nhưng khi tôi thông báo đã được 29 ngày thì ngày cuối cùng do gia đình có việc cho nên tôi không đi làm mà nghỉ việc luôn từ hôm đó. Công ty yêu cầu tôi phải bồi thường 30 ngày vì tự ý nghỉ việc như vậy có đúng không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật có phải bồi thường chi phí đào tạo
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lương quá thấp
- Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ của lao động nữ mang thai
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về bồi thường khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật:
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 38 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động năm 2012 thì:
“Điều 41. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này.”
Như vậy theo quy định trên thì đối với HĐLĐ xác định thời hạn bạn sẽ phải thông báo trước cho công ty biết trước ít nhất là 30 ngày.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn ký HĐLĐ với thời hạn 1 năm với công ty đầu tư, sau thời gian làm việc được 7 tháng thì bạn thấy công việc không phù hợp nên bạn viết đơn xin nghỉ việc. Nhưng khi bạn thông báo đã được 29 ngày thì ngày cuối cùng do gia đình có việc cho nên bạn không đi làm mà nghỉ việc luôn từ hôm đó nên trường hợp này bạn đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
Thứ hai, bồi thường khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật:
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động năm 2012 thì:
“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”
Như vậy theo quy định trên thì khi bạn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật bạn sẽ không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ. Bên cạnh đó, bạn sẽ phải bồi thường tiền lương tương ứng với một ngày không báo trước mà không phải 30 ngày như công ty yêu cầu. Ngoài ra, bạn phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty theo quy định (nếu có).
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Kết luận:
Bạn sẽ phải bồi thường cho công ty tiền lương tương ứng với một này bạn không báo trước mà không phải là 30 ngày như công ty yêu cầu.
Trên đây là bài viết về vấn đề bồi thường khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Công ty có quyền chấm dứt HĐLĐ khi không thực hiện nghĩa vụ thông báo trước
Nghỉ ngay khi vừa kết thúc hợp đồng nhưng không báo trước
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trong thời gian thông báo chấm dứt HĐLĐ có được nghỉ phép năm không?
- Thời điểm lập báo cáo tình hình thay đổi lao động 6 tháng đầu năm 2019
- Mức bồi thường của NLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
- Bồi thường cho người lao động khi bị chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
- Có được quyền sử dụng NLĐ khuyết tật suy giảm trên 62% làm thêm giờ?