Nội dung câu hỏi:
Tháng 2/2024, tôi ký HĐLĐ không xác định thời hạn làm lái xe với một công ty. Để ràng buộc trong việc thực hiện hợp đồng và giữ gìn xe, công ty đề nghị ký cam kết đặt cọc cho công ty 50 triệu đồng. Tôi đã đồng ý và ký cam kết này. Công ty làm như vậy có đúng không ạ?
Bài viết liên quan:
- Bồi thường cho người lao động khi bị chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
- Nghỉ ngang có được phía công ty chốt sổ bảo hiểm xã hội hay không?
- Cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội do nghỉ ngang
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Những hành vi nghiêm cầm trong giao kết hợp đồng lao động;
Căn cứ Điều 17 Bộ Luật lao động 2019 quy định những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:
“Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.”.
Theo quy định của pháp luật, khi giao kết, thực hiện hợp đồng nếu người sử dụng lao động giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động hoặc yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động thì hành vi đó là trái pháp luật.
Như vậy, công ty nơi bạn đang làm việc đã có hành vi phạm pháp luật về lao động, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp bạn. Để bảo vệ quyền lợi, bạn có quyền yêu cầu công ty chấm dứt hành vi này hoặc khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi Công ty có trụ sở hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều công ty vận tải, taxi… yêu cầu người lao động phải đặt cọc tiền khi giao kết hợp đồng với lý do giữ gìn và bảo vệ tài sản có giá trị lớn của doanh nghiệp ( như xe cộ…). Việc giữ tiền đặt cọc theo người sử dụng lao động là giao dịch dân sự nhằm đảm bảo hoặc bù trừ vào những tổn thất do hành vi cố ý làm hư hỏng phương tiện được giao. Do đó, việc lấy lại 50 triệu trong trường hợp này là rất khó trừ trường hợp chấm dứt HĐLĐ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cũng như bàn giao hết công việc và tài sản trả lại cho doanh nghiệp.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172
Xử phạt khi Công ty bắt đặt cọc khi ký Hợp đồng lao động;
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
– Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
– Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
– Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
– Buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu công ty yêu cầu người lao động đặt cọc tiền để thực hiện hợp đồng lao động thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng (Mức phạt đối với tổ chức). Đồng thời, theo điểm đ khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngoài việc bị phạt tiền công ty còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Mọi thắc mắc về sổ bảo hiểm xã hội, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Có cần công bố công khai định mức lao động tại nơi làm việc không?
- Công ty có được chuyển lao động nữ làm việc khác sau khi nghỉ thai sản?
- Người lao động làm việc khi hết thời gian thử việc nhưng không được ký hợp đồng
- Cách tính tiền lương ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 như thế nào?
- Trả lương cho NLĐ thuê lại thấp hơn lương của người làm cùng công việc