Công chức được hưởng trợ cấp thôi việc như thế nào
Cô hiệu trưởng (công chức) có quyết định nghỉ hưởng chế độ trợ cấp thôi việc và bảo lưu thời gian đóng BHXH. Tổng thời gian cô làm việc là 31 năm 3 tháng. Mức lương bình quân 6 tháng trước khi nghỉ việc là 10.501.842đ. Cô nghỉ từ đầu tháng 12/2018, vậy trợ cấp thôi việc của cô sẽ là= 1/2 x 10.501.842đ x 23 năm = 120.771.183đ có đúng không và công chức được hưởng trợ cấp thôi việc như thế nào?
- Xác định thời gian hưởng trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp
- Được hưởng trợ cấp thôi việc như thế nào khi nghỉ việc ở công ty
- Cách tính trợ cấp thôi việc khi có tháng lẻ cho người lao động
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Công chức được hưởng trợ cấp thôi việc như thế nào, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định Số: 46/2010/NĐ-CP quy định về Thôi việc và thủ tục nghỉ hưu với công chức thì:
“Điều 3. Trường hợp công chức được hưởng chế độ thôi việc
Công chức được hưởng chế độ thôi việc quy định tại Nghị định này trong các trường hợp sau:
1. Theo nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý.
2. Do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức.”
Theo đó, cô hiệu trưởng chỉ có thể được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc do một trong 2 trường hợp: Theo nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý; 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại Luật Cán bộ công chức.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 và Khoản 2 Điều 6 Nghị định Số: 46/2010/NĐ-CP thì:
“Điều 5. Trợ cấp thôi việc
Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng.”
Điều 6. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc
2. Thời gian làm việc quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau:
a) Dưới 03 (ba) tháng thì không tính;
b) Từ đủ 03 (ba) tháng đến đủ 06 (sáu) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm làm việc;
c) Từ trên 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm làm việc.”
Giả sử trong trường hợp này, hiệu trưởng thuộc diện được hưởng trợ cấp thôi việc thì mức hưởng trợ cấp thôi việc được tính như sau: mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng chứ không áp dụng theo lương của 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc theo như thông tin bạn cung cấp, số tháng lẻ từ đủ 03 tháng được tính bằng 1/2 năm làm việc. Chính vì vậy, chúng tôi chỉ tính được số tháng lương sẽ được hưởng = 31,5 x 0,5 = 15,75 tháng tiền lương hiện hưởng.
Tổng đài tư vấn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Như vậy, cách tính trợ cấp thôi việc của công chức tương đối khác so với người lao động thông thường. Trong trường hợp này, nếu cô hiệu trưởng thuộc diện được hưởng trợ cấp thôi việc thì mức hưởng sẽ bằng 31,5 x 0,5 = 15,75 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Công chức được hưởng trợ cấp thôi việc như thế nào. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Thời gian để tính tiền trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động?
Có được nhận đồng thời trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp không?
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- DN có vốn đầu tư nước ngoài có được cho NLĐ nghỉ không lương do dịch?
- Công ty không giao bản hợp đồng lao động cho người lao động có đúng không?
- Xin nghỉ ốm đau nhưng không báo trước theo nội quy lao động
- Người lao động phải làm thủ tục gì để nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng dịch?
- NLĐ nghỉ ngang có bị khấu trừ tiền lương và tiền nghỉ phép không?