Tôi có một vấn đề muốn hỏi công ty. Trước đây tôi có làm việc cho một cơ quan và ký hợp đồng lao động không thời hạn nhưng tới tháng 6 năm 2015 tôi bị cơ quan cho thôi việc không lý do. Vậy với trường hợp của tôi khi cơ quan của tôi đã chấm dứt hợp đồng sai pháp luật với tôi thì có được đền bù gì theo quy định của pháp luật hay không? Xin cám ơn.
- Thời gian thử việc đối với lao động phổ thông
- Công ty ký nhiều lần hợp đồng với người lao động
- Xác định tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo Điều 38 Bộ Luật lao động 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có thể cho người lao động nghỉ việc với các lý do:
– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng
– Người lao động bị ốm đau tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng không xác định thời hạn…
– Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.
Nếu không thuộc một trong các trường hợp này, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ được xác định là chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Công ty bạn cho bạn nghỉ không có lý do, do vậy, công ty bạn phải có trách nhiệm theo quy định tại Điều 42 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước”
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, công ty bạn sẽ phải trả cho người lao động những khoản sau:
– Phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc;
– Bồi thường ít nhất 04 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu không muốn nhận người lao động trở lại làm việc.
– Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước. Theo khoản 2 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 thì thời hạn báo trước đối với hợp đồng không xác định thời hạn ít nhất là 45 ngày.
Bạn vui lòng tham khảo thêm trường hợp nghỉ việc tại bài viết sau:
Nghỉ việc trong trường hợp công ty thay đổi cơ cấu tổ chức
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty với quy mô nhỏ có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?
- NLĐ được hưởng trợ cấp gì khi bị mất việc do công ty thay đổi cơ cấu?
- Trường hợp nào người lao động không phải thử việc trong năm 2023?
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động ốm đau
- Phụ cấp chức vụ cho chủ tịch hội đồng trường cao đẳng