Nội dung câu hỏi:
Em chào anh chị, em mới tham gia nhóm mong được anh chị giải đáp thắc mắc ạ. Đợt rồi công ty em có chấm dứt hợp đồng với một số bạn do tình hình suy thoái, công ty cắt giảm bắt đầu từ những bạn có kết quả công việc thấp hơn so với các bạn khác. Em nghe bạn em nói công ty chỉ đền bù 0.5 tháng lương. Vậy theo luật là công ty cần đền bù bao nhiêu ạ?
Hiện tại em đang là:
– Loại hợp đồng: không xác định thời hạn
– Thời gian làm việc chính thức: 2,5 năm
– Vị trí: Senior trong bộ phận.
Ngoài ra em cũng có dự định mang thai, nếu như thời điểm công ty cắt giảm trùng vào lúc em đã có thai, như vậy em có được kiện công ty không ạ? Trường hợp đó em sẽ tự đi nộp hồ sơ thai sản sau khi sinh con hay sao ạ? Kính nhờ anh chị tư vấn cho em hồ sơ bao gồm những gì với ạ. Dạ em cảm ơn anh chị nhiều.
- Công ty cho nghỉ việc không báo trước bị phạt như thế nào?
- Người lao động cần làm gì khi công ty cho nghỉ việc không lý do?
- Bị công ty cho nghỉ việc khi có thai có được hưởng chế độ thai sản?
Tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Công ty có thể cắt HĐLĐ khi tình hình kinh tế khó khăn không?
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019 quy định thì NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động trong các trường hợp sau:
– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
– Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
– Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
– Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
Vậy, công ty chỉ có thể cho NLĐ nghỉ việc khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên, nếu không thuộc các trường hợp này sẽ là đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
Tuy nhiên, hiện nay tinh hình kinh tế khó khăn chung trên toàn quốc cũng có thể do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Do đó, căn cứ vào Điều 42 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về việc NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ vì lý do kinh tế như sau:
(1) Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:
– Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
– Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
(2) Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
(3) Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.
(4) Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.
Theo quy định trên, nếu công ty bạn vì lý do kinh tế như khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế mà dẫn đến nhiều NLĐ có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì buộc Công ty phải lập và thực hiện phương án sử dụng lao động có sự tham gia đóng góp ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.
Người lao động đang mang thai công ty có quyền chấm dứt HĐLĐ không?
Căn cứ tại Điều 37 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Theo quy định trên, khi lao động nữ đang mang thai hoặc đang nghỉ thai sản hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì công ty không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, nếu công ty cho bạn nghỉ việc khi bạn đang bầu là trái quy định của pháp luật bạn có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa để bảo vệ quyền lợi của mình.
Lưu ý: Nếu trường hợp vì lý do kinh tế khiến Công ty phải cắt giảm nhiều nhân sự như quy định tại Điều 42, Điều 43, Điều 44 Bộ luật lao động năm 2019 thì dù bạn mang thai thì công ty cũng không vi phạm pháp luật.
Có thể tự đi làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản không?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.”
Theo đó, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước khi sinh con thì sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Như vậy, khi bạn nghỉ việc trước khi sinh con mà đóng bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì bạn sẽ tự làm hồ sơ hưởng thai sản sau sinh tại cơ quan BHXH huyện nơi bạn cư trú theo hộ khẩu, sổ tạm trú.
Thủ tục – hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc
Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con;
Căn cứ theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
+) Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con
+) Sổ BHXH đã chốt khi nghỉ việc ở công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan BHXH huyện nơi bạn đang cư trú theo sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú;
Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết
Bước 4: Thời hạn giải quyết hồ sơ:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Quyết định 166/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 5. Trách nhiệm giải quyết và chi trả
4. Thời hạn giải quyết và chi trả
4.1. Trường hợp đơn vị SDLĐ đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4.2. Trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
Theo quy định trên thì kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hưởng chế độ thai sản từ bạn của bạn thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết chế độ thai sản trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc
Bước 5: Cơ quan BHXH chi trả quyền lợi thai sản cho bạn
Đồng thời, khi đi nộp hồ sơ bạn của bạn cần mang theo giấy tờ xác nhận nhân thân có ảnh như CMTND/căn cước công dân/hộ chiếu và giấy xác nhận cư trú như Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú/Giấy tạm trú.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Công ty cho nghỉ việc trước khi sinh thì có được hưởng thai sản không?
- Thủ tục để được nhận tiền thai sản khi công ty cho nghỉ việc trước sinh
Nếu còn vướng mắc về Công ty cho nghỉ việc trước khi sinh thì có được hưởng thai sản không? bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Các công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi được làm năm 2021
- Thời điểm lập báo cáo tình hình thay đổi lao động 6 tháng đầu năm 2019
- Người lao động có được từ chối làm thêm giờ hay không?
- Tiền lương làm thêm giờ của người lao động có tính phụ cấp lương?
- Thủ tục đăng ký sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam