Khi nghỉ chế độ thai sản, ngoài việc cắt giảm tiền lương thì người hưởng chế độ thai sản còn phải cắt giảm những loại nào. Ví dụ: ( phụ cấp, thu hút, công vụ….)
- Thời gian nghỉ thai sản có được tính vào thời gian hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Nghỉ việc có được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản không?
- Cách tính mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ nghỉ sinh con
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau
Căn cứ Điều 186 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động.”
Theo quy định này thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ về bảo hiểm xã hội. Và vấn đề lương ở đây được hiểu là tiền lương được quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động 2012, cụ thể:
“Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.”
Và Điều này được hướng dẫn cụ thể hơn tại Điều 21 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 21. Tiền lương
Tiền lương theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 90 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:
a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;
c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động“.
Theo quy định trên, tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc theo chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Do đó, khi bạn nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, trong đó có chế độ thai sản thì công ty không phải trả lương cho bạn nên trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản bạn sẽ không được trả phụ cấp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Nghỉ thai sản có được tính là thời gian đóng BHXH
Nghỉ chế độ thai sản có phải đóng bảo hiểm y tế?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Người lao động đi làm vào ngày nghỉ bù được tính lương như thế nào?
- Công ty có quyền cho người lao động nghỉ không lương không?
- Có được lồng ghép thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động?
- Hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng có bắt buộc phải lập bằng văn bản?
- Năm 2023 mức lương tối thiểu vùng của TP Hồ Chí Minh là bao nhiêu?