Doanh nghiệp tự ý cho người lao động nghỉ việc mà không báo trước
Tôi tham gia làm việc ở công ty đã được 6 tháng nhưng công ty không ký hợp đồng với tôi. Nay, công ty bắt tôi phải nghỉ việc mà không có sự thông báo trước. Công ty làm như vậy có đúng hay không? Tôi có được bồi thường trong trường hợp này hay không?
Bài viết liên quan:
- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
- Hình thức của hợp đồng lao động
- Chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Bộ luật lao động 2012 quy định về hình thức hợp đồng lao động thì hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản chỉ trừ những công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng thì các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Tuy nhiên, do giữa bạn và công ty không có hợp đồng lao động nên công ty chỉ có thể bị xử phạt do không giao kết hợp đồng lao động và không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì hành vi không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng sẽ bị xử phạt theo một trong các mức sau đây:
“a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Đối với hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì doanh nghiệp sẽ có thể bị xử phạt với một trong các trường hợp sau:
– Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng khi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
– Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng.
– Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.
Bạn có thể báo lên Thanh tra Phòng lao động- Thương binh và xã hội cấp quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để được giải quyết.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Nghỉ việc dưỡng thai có phải báo trước không?
- Cách tính trợ cấp thôi việc cho NLĐ khi bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ
- Người lao động có phải hoàn lại chi phí đào tạo khi hết hạn HĐLĐ?
- Cách tính tiền lương làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm
- Có được giảm lương của NLĐ vì lý do dịch bệnh Covid-19 không?