Nội dung câu hỏi:
Nhờ tổng đài tư vấn giải đáp giúp tôi vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Cụ thể cho tôi hỏi tôi hiện đang mang thai ở tuần thứ 27. Vậy tổng đài tư vấn cho tôi hỏi Lao động nữ mang thai ở tuần 27 có phải trực ca đêm không? Chân thành cảm ơn rất nhiều!
- Lao động nữ mang thai có được chuyển làm từ ca đêm sang ca ngày?
- Có được sử dụng lao động nữ mang thai tháng thứ 6 làm việc vào ban đêm?
- Thời giờ làm việc của lao động nữ mang thai 7 tháng trở lên
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về lao động nữ mang thai ở tuần 27 có phải trực ca đêm không, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thế nào là trực ca đêm
Tại Điều 106 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc vào ban đêm như sau:
“Điều 106: Giờ làm việc ban đêm
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.”
Theo quy định này, thời gian làm đêm được tính từ 22 giờ hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau.
trên thực tế từ trước tới nay do tình hình sản xuất kinh doanh rất nhiều những đơn vị sử dụng lao động tổ chức làm việc cả vào ban đêm. Đặc biệt là các đơn vị trong các lĩnh vực sản xuất.
Quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
Căn cứ Điều 137 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về việc bảo vệ thai sản đối với lao động nữ cần lưu ý như sau:
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Như vậy, đối với đơn vị sử dụng lao động mà đang sử dụng lao động nữ mang thai và sinh con cần lưu ý 04 quy định trên, tránh vi phạm quy định của pháp luật.
Lao động nữ mang thai ở tuần 27 có phải trực ca đêm không?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chế độ bảo vệ thai sản như sau:
“Điều 137. Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;”
Theo quy định nêu trên, nhằm đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ mang thai và sự phát triển tốt của thai nhi, bộ luật lao động năm 2019 không cho phép người sử dụng lao động được sử dụng lao động nữ mang thai làm việc vào ban đêm từ tháng thứ 7 đối với người làm công việc bình thường và từ tháng thứ 6 đối với người làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Theo bạn trình bày thì bạn đang mang thai tuần thứ 27. Tức là bạn đang mang thai ở tháng thứ 07 của thai kì nên bạn không phải đi trực ca đêm nếu bạn làm công việc bình thường. Trường hợp bạn làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì bạn không phải đi trực ca đêm từ tháng thứ 6 của thai kì.
Xử phạt NSDLĐ khi sử dụng lao động nữ mang thai làm việc ban đêm
Theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới:
“Điều 28. Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa;”
Như vậy hành vi sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 làm việc vào ban đêm thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.(Lưu ý mức phạt này áp dụng đối người sử dụng lao động là cá nhân, nếu là tổ chức như các công ty thì mức phạt sẽ gấp đôi).
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Trên đây là bài viết về vấn đề lao động nữ mang thai ở tuần 27 có phải trực ca đêm không? Bạn vui lòng tham khảo thêm tại bài viết sau:
- Có được thay đổi công việc lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi?
- Nuôi con dưới 12 tháng tuổi lao động nữ được hưởng quyền lợi gì?
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Nhận trợ cấp thôi việc khi làm việc cùng lúc ở cả 02 công ty
- Doanh nghiệp nước ngoài có được phép trực tiếp tuyển dụng lao động không?
- Nội quy lao động của doanh nghiệp quy định những nội dung gì?
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có cần lí do không?
- Hợp đồng lao động với người lao động đã nghỉ hưu