Người lao động tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động nhưng tự ý bỏ về
Tôi bị công ty tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật vì đã tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty. Hôm đó tôi có đến tham dự nhưng giữa buổi thì bỏ về vì bất đồng quan điểm với giám đốc. Tôi muốn hỏi khi tôi đã bỏ về mà công ty vẫn tiếp tục phiên họp và ra quyết định sa thải tôi là trái luật rồi đúng không? Xin cảm ơn!
- Bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
- Người lao động đánh nhau trong giờ làm việc có bị sa thải không?
- Xử lý kỷ luật sa thải trái quy định pháp luật
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều 123 Bộ Luật lao động 2012 quy định như sau:
“Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha; mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản”.
Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động
3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do”.
Như vậy, tại cuộc họp xử lý kỷ luật lao động người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật.
Cuộc họp này phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
Tư vấn Hợp đồng lao động qua tổng đài 1900 6172
Bạn cho biết ngày công ty tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động bạn có đến tham dự. Nhưng giữa buổi họp bạn lại bỏ về vì bất đồng quan điểm với giám đốc công ty. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã từ bỏ quyền bảo chữa, quyền tự bảo vệ của mình. Khi đó công ty cũng không có nghĩa vụ phải hoãn cuộc họp và tiến hành lại theo trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Vì thế công ty tiếp tục tiến hành cuộc họp và ra quyết định sa thải bạn là đúng với quy định của pháp luật.
Kết luận:
Tóm lại, bạn đến cuộc họp xử lý kỷ luật nhưng tự ý bỏ về thì công ty tiếp tục tiến hành cuộc họp và ra quyết định sa thải bạn là đúng với quy định của pháp luật.
Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại:
Ai có thẩm quyền ký quyết định xử lý kỷ luật sa thải
Không được sa thải người lao động khi nghỉ việc có lý do chính đáng
Trong quá trình giải quyết về vấn đề sa thải. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Điều trị bệnh nghề nghiệp có được công ty trả phần chi phí ngoài phạm vi BHYT không?
- Trợ cấp thôi việc có tính thời gian người lao động thử việc?
- Tiền làm thêm giờ vào ban đêm đối với người nhận lương theo sản phẩm
- Tính trợ cấp thôi việc khi có thời gian được NSDLĐ cử đi học nghề
- Nghỉ bù cho ngày nghỉ hàng tuần