NLĐ bị tạm đình chỉ công việc thì có phải đóng bảo hiểm
Cho tôi hỏi: NLĐ bị tạm đình chỉ công việc thì có phải đóng bảo hiểm. Tôi bị nghi ngờ tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty. Do phải điều tra và có nhiều chi tiết phức tạp cần xác minh nên công ty quyết định tạm đình chỉ công việc của tôi 2 tháng và tôi đã được tạm ứng 50% lương của tháng trước khi bị đình chỉ. Sau đó; có kết luận là không phải tôi và công ty không xử lý kỷ luật tôi. Vậy cho tôi hỏi 2 tháng đó tôi có được trả lương và sẽ đóng bảo hiểm như thế nào?
- Căn cứ và thời hạn tạm đình chỉ công việc của người lao động
- Báo giảm bảo hiểm xã hội khi bị đình chỉ công việc
- Có phải trả lại tiền tạm ứng lương cho công ty khi bị sa thải không
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi về: NLĐ bị tạm đình chỉ công việc thì có phải đóng bảo hiểm này Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Theo thông tin mà bạn cung cấp; bạn bị nghi ngờ là tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty nên để tạo điều kiện cho công tác điều tra thì công ty tạm đình chỉ công việc của bạn 2 tháng. Đồng thời; trong 2 tháng bị đình chỉ bạn đã được tạm ứng 50% tiền lương của tháng trước khi bị đình chỉ theo quy định Điều 129 Bộ luật lao động năm 2012. Theo đó sau khi có kết quả điều tra bạn không vi phạm và công ty không xử lý kỷ luật thì công ty có trách nhiệm trả đủ tiền lương 2 tháng bị đình chỉ của bạn.
Về vấn đề đóng bảo hiểm; căn cứ tại khoản 7 Điều 42 Quyết định 595/QĐ- BHXH ngày 14 tháng 04 năm 2017 quy định:
Điều 42. Quản lý đối tượng
7. Người lao động mà bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Sau thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng; trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy; bạn bị tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét có tiết lộ bí mật công ty hay không thì bạn và công ty được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong 02 tháng đình chỉ nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà bạn đã được hưởng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, sau thời gian tạm đình chỉ công tác bạn có kết luận không vi phạm và không bị xử lý kỷ luật thì công ty phải thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng
Trên đây là bài viết tư vấn về: NLĐ bị tạm đình chỉ công việc thì có phải đóng bảo hiểm. Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại:
Truy thu bảo hiểm xã hội trên 06 tháng do cơ quan nào giải quyết
Thủ tục tạm ngừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Nếu trong quá trình giải quyết về: NLĐ bị tạm đình chỉ công việc thì có phải đóng bảo hiểm. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Người lao động tự ý nghỉ việc bao nhiêu ngày sẽ bị sa thải?
- Quy định thời gian thử việc đối với từng công việc như thế nào?
- Chậm trả tiền lương làm thêm giờ cho NLĐ bị phạt thế nào từ năm 2023?
- Nội dung bắt buộc phải có trong HĐLĐ với người chưa đủ 15 tuổi
- Nghỉ việc ngang vẫn được nhận trợ cấp thôi việc.