Quyền đơn phương tạm hoãn HĐLĐ của lao động nữ khi mang thai
Tôi là công nhân tại công ty may A. Tôi có kí hợp đồng có thời hạn với công ty là 36 tháng. Đang làm việc tôi có thai và đi khám thì bác sĩ bệnh viện nói yêu cầu phải nghỉ việc 2 tháng để dưỡng thai . Tôi về xin công ty cho tạm hoãn hợp đồng nhưng công ty không đồng ý và nói vì công ty đang thiếu người phụ trách, không thể tuyển người mới để thay thế, vì tôi có kinh nghiệm lâu năm. Công ty làm như vậy có đúng không theo quy định về quyền đơn phương tạm hoãn HĐLĐ của lao động nữ khi mang thai ạ?
- Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang nghỉ thai sản
- Vừa ký hợp đồng thì mang thai có được hưởng chế độ thai sản không?
Tư vấn Hợp đồng lao động:
Với trường hợp của bạn: Quyền đơn phương tạm hoãn HĐLĐ của lao động nữ khi mang thai; Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Bộ luật lao động năm 2012:
” Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 85/2015/NĐ-CP như sau:
“1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động, kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
2. Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
3. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.”
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, theo quy định trên, lao động nữ khi mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi thì có quyền đơn phương tạm hoãn hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn là công nhân tại công ty may A, đã kí hợp đồng có thời hạn với công ty là 36 tháng. Đang làm việc thì bạn có thai và đi khám được bác sĩ bệnh viện nói yêu cầu phải nghỉ việc 2 tháng để dưỡng thai. Do đó, bạn có quyền đơn phương tạm hoãn hợp đồng lao động và công ty không đồng ý cho bạn tạm hoãn hợp đồng là sai với quy định của pháp luật.
Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết sau:
Nhận lại NLĐ khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động
Chế độ nghỉ phép năm sau thời gian nghỉ tạm hoãn việc thực hiện hợp đồng
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
- NLĐ xin nghỉ làm vì dịch bệnh Covid-19 có được hưởng lương không?
- Công ty không nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng?
- NLĐ bị sa thải có phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty không?
- Sử dụng người lao động dưới 15 tuổi làm những công việc gì?
- Doanh nghiệp có được ấn định ngày nghỉ phép của người lao động?