Số ngày người lao động được nghỉ tết Âm lịch theo quy định hiện hành
Công ty em thông báo nghỉ tết âm lịch là 30 tháng chạp và thêm mồng 1, mồng 2. Trong khi đó các công ty gần đó đều cho nghỉ 5 ngày. Xin hỏi công ty em cho nghỉ vậy thì có đúng không ạ? Nếu không đúng mà công nhân chúng em báo lên cơ quan nhà nước thì công ty bị phạt gì không ạ? Em cảm ơn!
- Thay đổi về căn cứ tiền lương tính ngày nghỉ hằng năm, lễ, tết, nghỉ việc riêng
- Cách tính tiền lương làm thêm ngày nghỉ bù lễ tết
- Nghỉ việc trước ngày trả lương có được hưởng lương tháng 13?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Thứ nhất, về số ngày nghỉ tết âm lịch theo quy định
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 115 Bộ Luật lao động 2012 quy định như sau:
“Điều 115. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
b) Tết Âm lịch 05 ngày;”
Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể hơn tại Điều 8 Nghị định 45/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 8. Nghỉ Tết Âm lịch
1. Thời gian nghỉ Tết Âm lịch theo Khoản 1 Điều 115 của Bộ luật lao động do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày”.
Như vậy, người lao động được nghỉ tết âm lịch (hưởng nguyên lương) trong 05 ngày. Người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch và phải thông báo cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.
Do đó, trường hợp công ty bạn cho nghỉ tết âm lịch 03 ngày, từ 30 tháng Chạp đến hết mồng 2 tháng Giêng là không đúng với quy định.
Tổng đài tư vấn hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ hai, về mức phạt khi vi phạm quy định về nghỉ tết
Căn cứ Khoản 2 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về nghỉ tết theo sẽ bị phạt tiền theo các mức sau đây:
– Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
– Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Nghỉ lễ tết thì người lao động có được hưởng lương không?
Tiền thưởng tết có phải trích đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Cách lập sổ quản lý lao động theo quy định hiện hành
- Thỏa thuận không đóng BHXH, BHTN trong hợp đồng lao động có trái pháp luật?
- Thẩm quyền ký kết quyết định kỷ luật sa thải người lao động
- Xử phạt doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động không có giấy phép
- Phụ cấp lương mang tính chất bắt buộc không?