Thanh toán tiền đặt cọc khi rút hồ sơ đi làm việc ở nước ngoài
Xin cho hỏi về vấn đề thanh toán tiền đặt cọc khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tôi có làm đơn xin đi làm việc ở Singapore thông qua một công ty môi giới việc làm. Khi tôi nộp hồ sơ đi làm việc ở nước ngoài cho công ty và tôi đưa tiền đặt cọc bằng 1000 đô về việc đảm bảo đi ra nước ngoài làm việc, chi phí khoảng 4000 đô và các chi phí khác. Sau đó công ty có ký cam kết sẽ đưa tôi xuất cảnh trong thời gian 3 tháng nhưng sau 3 tháng công ty lại thông báo là do lỗi của công ty bên kia và cam kết tôi sẽ xuất cảnh trong 2 tháng tối. Nhưng tôi thấy thời gian quá lâu mà không an tâm nên tôi đã xin rút hồ sơ. Vậy tôi có thể lấy lại tiền đặt cọc không?
- Rút hồ sơ đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian chờ xuất cảnh
- Thủ tục khởi kiện công ty không trả tiền lương cho người lao động
- Công ty có quyền không trả lương cho nhân viên thử việc dưới 10 ngày?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về vấn đề: Thanh toán tiền đặt cọc khi rút hồ sơ đi làm việc ở nước ngoài; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 1 Mục V Thông tư 21/2017/TT-BLĐTBXH thì quá thời gian đã cam kết mà doanh nghiệp dịch vụ vẫn chưa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải thông báo rõ lý do cho người lao động. Trường hợp người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ này người lao động thông báo không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động hồ sơ, các khoản chi phí mà người lao động đã nộp cho doanh nghiệp, gồm: chi phí làm hồ sơ, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa), vé máy bay, tiền dịch vụ, tiền môi giới và làm thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ cho người lao động.
Do đó, bạn vẫn có quyền rút hồ sơ và được công ty môi giới hoàn trả lại các chi phí gồm: chi phí làm hồ sơ, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa), vé máy bay, tiền dịch vụ, tiền môi giới và làm thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ cho người lao động.
Tuy nhiên về vấn đề đặt tiền cọc, theo quy định tại Khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 328. Đặt cọc
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, việc bạn đặt cọc là để bảo đảm việc bạn đi ra nước ngoài làm việc. Do đó nếu bạn rút hồ sơ thì bạn sẽ vi phạm vào điều khoản đặt cọc và bạn sẽ không được lấy lại số tiền đã đặt cọc.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Thanh toán tiền đặt cọc khi rút hồ sơ đi làm việc ở nước ngoài.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Công ty không trả lương cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng
Không trả lương cho lao động trong thời gian ngừng việc
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc khi mua lại công ty
- Phải được sự đồng ý bằng văn bản khi sử dụng NLĐ làm thêm giờ?
- Sa thải lao động nữ đang trong thời gian mang thai
- Công ty phải trả thêm tiền chậm trả tiền lương cho nhân viên?
- Năm 2023 có phải đóng tiền công đoàn cho lao động nước ngoài không?