Tư vấn An Nam cho tôi hỏi về sa thải lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi: Nếu lao động nữ sau thời gian nghỉ thai sản 6 tháng mà không quay lại làm việc. Công ty không liên lạc được, thì có thể xử lý sa thải hay không. Vì không thể liên lạc được nên cũng chưa bố trí được người thay thế, ảnh hưởng đến hoạt động của bộ phận. Vậy sẽ xử lý như thế nào cho đúng luật và đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi của công ty và của người lao động.
- Sa thải lao động nữ đang trong thời gian mang thai
- Có được sa thải người lao động khi có hành vi trộm cắp
- Bị sa thải có phải bồi thường chi phí đào tạo không?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Trong thời gian người lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì người sử dụng không được xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều 123 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
” Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.”
Theo đó, khi người lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì công ty không được xử lý kỷ luật sa thải đối với người này.
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với trường hợp này sẽ được kéo dài thêm theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 124 Bộ luật lao động 2012 như sau:
” Điều 124. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.
2. Khi hết thời gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 123, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Khi hết thời gian quy định tại điểm d khoản 4 Điều 123, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.”
Như vậy, công ty không thể sa thải lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà phải đợi đến khi con đủ 12 tháng tuổi thì mới có thể thực hiện xử lý kỷ luật.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Bên cạnh đó, người lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động 2012 thì công ty mới có thể xử lý kỷ luật sa thải, cụ thể:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng. Và quy định này được hướng dẫn cụ thể hơn tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, theo đó, hình thức xử lý kỷ luật sa thải cũng áp dụng đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Theo đó, nếu người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc hoặc
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Quy định pháp luật về hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Thời điểm sa thải lao động nữ mang thai do vi phạm kỷ luật
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thời hạn xóa kỷ luật đối với NLĐ bị kéo dài thời hạn nâng lương
- Lương cho lao động nước ngoài cao hơn trong hồ sơ đăng kí giấy phép lao động
- Những công việc cấm người đủ 15 tuổi tới dưới 18 tuổi làm việc
- Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm
- Mức tối đa khi công ty khấu trừ tiền lương của người lao động