Thủ tục xây dựng và đăng ký thang bảng lương của công ty
Chào công ty An Nam, tôi muốn hỏi về thủ tục xây dựng và đăng ký thang bảng lương. Tôi là cán bộ bảo hiểm xã hội của một công ty trên địa bàn quận Hoàng Mai. Tôi mới nhận việc tại công ty. Tôi thấy công ty có lập thang bảng lương. Nhưng tôi không biết cách lập và đăng ký thang bảng lương như thế nào? Mong anh chị hướng dẫn giúp tôi, tôi xin cảm ơn!
- Đăng ký thang bảng lương và báo cáo tình hình sử dụng lao động
- Xử phạt công ty khi không đăng ký thang bảng lương
- Thủ tục đăng ký thang bảng lương, bảng lương của doanh nghiệp
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về thủ tục xây dựng và đăng ký thang bảng lương; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Về xây dựng thang bảng lương:
Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Bộ Luật lao động 2012:
“Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định; người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động; thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.”
Theo đó, thủ tục xây dựng thang bảng lương được hướng dẫn tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP như sau:
+) Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất; số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý; cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn; kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm; phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
+) Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở sau:
Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc; độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương; làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Về hồ sơ đăng ký thang bảng lương:
Hồ sơ đăng ký thang bảng lương bao gồm các loại giấy tờ sau:
+) Hệ thống thang bảng lương;
+) Công văn đề nghị đăng ký thang bảng lương;
+) Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương;
+) Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương;
+) Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức danh;
+) Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp.
Về thủ tục đăng lý thang bảng lương:
+ Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định
+ Bước 2: Doanh nghiệp nộp (hoặc gửi qua đường bưu điện) hồ sơ tại văn thư của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định.
+ Bước 3: Hồ sơ được chuyển đến Phòng Lao động – Tiền lương – BHXH để xem xét hồ sơ :
– Nếu đầy đủ, hợp lệ: Soạn thảo văn bản thông báo kết quả đăng ký trình Lãnh đạo Sở ký.
– Nếu chưa đầy đủ, không hợp lệ: Thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung (điện thoại hoặc công văn).
+ Bước 4: Văn thư gửi văn bản thông báo kết quả đăng ký cho doanh nghiệp.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Tóm lại trong trường hợp của bạn: bạn là cán bộ bảo hiểm xã hội. Bạn có thể căn cứ theo các nguyên tắc, hồ sơ và thủ tục trên để tiến hành lập và đăng ký thang bảng lương cho đúng quy định.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Thủ tục xây dựng và đăng ký thang bảng lương của công ty.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Thủ tục điều chỉnh thang bảng lương của công ty
Tư vấn về sửa đổi hợp đồng lao động
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề vướng mắc về thủ tục xây dựng và đăng ký thang bảng lương; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty không trả lương cho NLĐ những ngày chưa nghỉ hằng năm
- Xử phạt công ty khi không bố trí đúng nơi làm việc cho NLĐ
- Số ngày phép năm khi Làm nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm?
- Xử phạt khi không thông báo việc kí hợp đồng giúp việc
- Người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thôi việc không?