Tháng 3/2016 tôi bị công ty tạm đình chỉ công việc 1 tháng. Hết hạn đình chỉ tôi được nhận vào làm việc và khộng bị sa thải theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong 1 tháng bị tạm đình chỉ tôi không được tạm ứng tiền lương và cũng không được công ty trả đủ tiền lương trong 1 tháng tạm đình chỉ? Vậy có đúng không?
Bài viết liên quan:
- Chấm dứt hợp đồng lao động vì công việc quá áp lực
- Trợ cấp thôi việc, mất việc trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động ?
- Người lao động bị tạm giam thì công ty có quyền chấm dứt hợp đồng lao động?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi này Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau :
Căn cứ Điều 129 Bộ luật lao động 2012 quy định về tạm đình chỉ công việc:
“1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc”.
Theo quy định trên, người sử dụng lao động chỉ được tạm đình chỉ công việc của người lao động tối đa 15 ngày, trường hợp đặc biệt thì tối đa 90 ngày. Trong thời gian này, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị tạm đình chỉ. Mặt khác, sau khi hết thời hạn tạm đình chỉ, người sử dụng lao động có trách nhiệm nhận lao người lao động vào làm việc. Nếu người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động phải trả đủ lương cho thời gian bị tạm đình chỉ còn nếu người lao động bị xử lý kỉ luật thì không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
Tổng đài tư vấn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Vậy nên, với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về thời hạn tạm đình chỉ công việc:
+) Nếu công ty ra quyết định đình chỉ công việc của bạn 15 ngày sau đó ra hạn tiếp 15 ngày thì hoàn toàn đúng luật.
+) Nếu công ty không thực hiện gia hạn như trên thì việc tạm đình chỉ này vi phạm quy định của luật.
Thứ hai, về việc tạm ứng tiền lương và trả đủ lương khi quay lại làm việc:
+) Nếu khi quay lại làm việc bạn không bị kỷ luật lao động thì sẽ được trả đủ tiền lương trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
+) Nếu bị kỷ luật lao động thì bạn không được đủ trả lương nhưng số tiền lương bạn đã tạm ứng sẽ không phải trả lại cho công ty.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp thì thời gian này bạn đều được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Do đó, việc công ty không thực hiện tạm ứng tiền lương cho bạn là sai quy định của pháp luật. Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi của mình bạn có thể yêu cầu Công đoàn can thiệp hoặc khiếu nại lên Giám đốc công ty cũng như Phòng lao động – thương binh và xã hội.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Có được tạm ứng tiền lương khi bị đình chỉ công việc
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thực hiện giao kết hợp đồng lao động với một nhóm người lao động
- NLĐ làm việc gần 01 tháng khi nghỉ có cần thông báo cho công ty không?
- Thời điểm NLĐ được tăng ngày nghỉ hằng năm theo thâm niên làm việc
- Chi phí cho việc thương lượng tập thể do ai chi trả?
- Người lao động không đồng ý tăng ca theo yêu cầu của công ty