Tổ trưởng được hưởng phụ cấp chức vụ hay phụ cấp trách nhiệm?
Tôi tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 2 năm. Hiện tại tôi đang là tổ trưởng của một tổ trong công ty. Vậy, với công việc là tổ trưởng như vậy thì tôi sẽ được hưởng trợ cấp chức vụ hay trợ cấp trách nhiệm. Cái này được quy định ở đâu?
Bài viết liên quan:
- Phụ cấp công vụ có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
- Phụ cấp trách nhiệm có được tính để hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
- Có được cắt giảm các khoản phụ cấp của người lao động?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Hiện nay không có quy định nào về trợ cấp chức vụ hay trợ cấp trách nhiệm mà chỉ có quy định về phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm. Phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp chức vụ chỉ được quy định trong văn bản pháp luật đối với trường hợp người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức vũ trang, doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp người lao động làm việc tại doanh nghiệp tư nhân thì những khoản phụ cấp này hoàn toàn do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận:
Cụ thể quy định tại Điều 102 Bộ Luật lao động 2012 về Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương như sau:
Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động”.
Có thể tham khảo Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chức vụ của người làm việc trong doanh nghiệp nhà nước được quy định khái niệm tại Khoản 2, khoản 6 Điều 11 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“2. Chế độ phụ cấp trách nhiệm
a) Phụ cấp trách nhiệm được áp dụng đối với người lao động làm một số công việc thuộc công tác quản lý (như tổ trưởng, tổ phó, đội trưởng, đội phó, quản đốc, đốc công, trưởng ca, phó trưởng ca, trưởng kíp, phó trưởng kíp và chức danh tương tự) hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn so với trách nhiệm đã tính trong mức lương của thang lương, bảng lương (như thủ quỹ, thủ kho, kiểm ngân và chức danh tương tự).
b) Công ty rà soát, đánh giá yếu tố trách nhiệm đối với công việc để xác định mức phụ cấp trách nhiệm, bảo đảm mức phụ cấp cao nhất không vượt quá 10% mức lương của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương.
c) Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng. Khi không làm công việc được hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 01 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp trách nhiệm
6. Chế độ phụ cấp chức vụ
a) Phụ cấp chức vụ được áp dụng đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng (ban) trong trường hợp công ty quy định Trưởng phòng, Phó trưởng phòng (ban) hưởng lương chuyên môn, cộng phụ cấp chức vụ.
b) Công ty đánh giá yếu tố phức tạp công việc của chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng theo Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này, so sánh tương quan với công việc chuyên môn, nghiệp vụ để xác định mức phụ cấp, bảo đảm cao nhất không vượt quá 15% mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất trong bảng lương của lao động chuyên môn, nghiệp vụ.
c) Phụ cấp chức vụ được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng. Khi thôi không giữ chức vụ từ 01 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp chức vụ”.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, do thông tin bạn đưa ra không đầy đủ nên trường hợp có thể xảy ra như sau:
Trường hợp 1: bạn không làm trong doanh nghiệp nhà nước thì những phụ cấp nào của bạn được hưởng hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của bạn và người sử dụng trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.
Trường hợp 2: Bạn đang làm việc trong doanh nghiệp nhà nước thì với chức vụ tổ trưởng của bạn, bạn sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Quy định trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ trong thời gian nghỉ thai sản
- Cho NLĐ nghỉ việc vì dịch Covid-19 có được coi là lý do chính đáng?
- Điều chỉnh thang lương, bảng lương có cần lấy ý kiến của công đoàn không?
- Người lao động tự ý nghỉ việc bao lâu thì bị xử lý kỷ luật sa thải?
- Làm việc không đủ 8 giờ liên tục có được nghỉ giữa giờ 30 phút?