Trong thời gian nghỉ không lương có được ký hợp đồng với công ty khác?
Chào luật sư xin hỏi Công ty tôi hiện nay đang ít việc có trường hợp nhân viên xin nghỉ không lương 12 tháng. Trong thời gian nghỉ không lương họ có được ký hợp đồng với công ty khác và đóng bảo hiểm tại công ty đó không ạ. Rất mong nhận được thư trả lời sớm. Xin trân trọng cảm ơn.
- Nghỉ việc không lý do 2 ngày trên tháng thì công ty có quyền sa thải không?
- Người lao động tự ý nghỉ việc có phải bồi thường không?
- Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Tư vấn Hợp đồng lao động
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về: Trong thời gian nghỉ không lương có được ký hợp đồng với công ty khác, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 về Nghỉ việc riêng, nghỉ không lương thì:
“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
Theo đó, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Pháp luật không có quy định về thời hạn nghỉ không lương tối đa nên người lao động có thể nghỉ không lương trong 12 tháng.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 15 Bộ luật lao động năm 2019 về Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thì:
“Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.”
Theo đó, người lao động được quyền tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể vào đạo đức xã hội. Vì pháp luật lao động không có quy định về vấn đề đang nghỉ việc không lương có được ký hợp đồng lao động với công ty khác nên việc ký hợp đồng này được giao kết trên nguyên tắc tự nguyện. Do đó, họ có quyền giao kết nhiều hợp đồng lao động cùng một lúc miễn sao đảm bảo được công việc mà họ đã giao kết trong hợp đồng.
Về việc có thể báo tăng và đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ- BHXH như sau:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.”
Trong trường hợp này, do người lao động chưa chấm dứt hợp đồng lao động với công ty bạn (nghỉ việc không lương) nên nếu người lao động giao kết thêm hợp đồng lao động với công ty khác thì sẽ được coi là người lao động giao kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động. Chính vì vậy, công ty mới sẽ có trách nhiệm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (0,5%) và nếu công ty đó có mức lương cao hơn thì sẽ phải đóng tiền bảo hiểm y tế chứ không thể tham gia được tất cả các loại bảo hiểm ở công ty mới.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Kết luận
+) Pháp luật cho phép người lao động tự do giao kết hợp đồng lao động. Do đó, lao động công ty bạn có quyền ký hợp đồng với công ty khác khi vẫn đang làm việc tại công ty bạn.
+) Về việc đóng bảo hiểm, vì người lao động đang giao kết đồng thời 2 hợp đồng lao động nên công ty mới chỉ có trách nhiệm tham gia bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, và nếu mức lương cao hơn thì phải tham gia thêm bảo hiểm y tế.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Trong thời gian nghỉ không lương có được ký hợp đồng với công ty khác. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Nghỉ việc trái pháp luật có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Người lao động yêu cầu tạm ứng lương khi bị tạm đình chỉ công việc
- Các trường hợp NLĐ nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương
- Người lao động có phải trả lại tiền phép năm đã nghỉ do chấm dứt hợp đồng?
- Cho 1 người lao động nghỉ việc do tổ chức lại lao động trong công ty
- Công ty TNHH 2 thành viên có bắt buộc phải thành lập tổ chức công đoàn?