Trường hợp không phải làm giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Tòa soạn tôi có kí hợp đồng với một phóng viên nước ngoài chuyên về ẩm thực. Anh ấy đã được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam. Tuy nhiên đến nay vẫn có người bắt bên tôi phải làm giấy phép lao động cho anh ấy ở Việt Nam. Như vậy có đúng không?
Bài viết liên quan:
- Tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
- Người nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?
- Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài
Tư vấn hợp đồng lao động:
Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2012 thì lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
– Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
– Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 172 Bộ luật lao động năm 2012 và Điều 7 Nghị định 102/2013/NĐ-CP có chỉ ra những trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Trong đó, điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 102/2013/NĐ-CP quy định trường hợp:
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
“c) Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;”
Như vậy, nhân viên người nước ngoài này trong Tòa soạn của bạn đã được cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam thì họ sẽ không cần xin cấp giấy phép lao động theo quy định tại Điều 169 Bộ luật lao động 2012 nữa.
Tòa soạn của bạn cần làm hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người lao động, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
b) Danh sách trích ngang về người lao động nước ngoài với nội dung: họ, tên; tuổi; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc; vị trí công việc của người lao động nước ngoài;
c) Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Các giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 01 bản chính hoặc 01 bản sao nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- HĐLĐ không ghi nội dung trang bị bảo hộ lao động có bị xử phạt?
- Nghỉ việc trái luật, người lao động phải bồi thường những gì?
- Người lao động nghỉ việc khi đang thử việc có phải báo trước?
- Giảm giờ làm cho NLĐ mang thai tháng thứ 7 làm công việc nặng nhọc
- Làm việc vào ngày chủ nhật thì có được tính tiền làm thêm giờ?